Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 26/2014/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thanh tra giám sát ngành Ngân hàng

Số hiệu: 26/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 07/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Kiểm toán độc lập phục vụ thanh tra ngân hàng

Đầu tháng Tư này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH), thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP.

Cơ quan TTNH tương đương với Tổng cục, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền.

Điểm mới quan trọng so với 91/1999/NĐ-CP là TTNH có quyền yêu cầu đối tượng phải được kiểm toán độc lập trong các trường hợp như:

- Xem xét thiết lập/chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD
- Ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại
- Đánh giá thực trạng tài chính của đối tượng TTGSNH
- Các trường hợp cần thiết khác …

Nghị định cũng quy định chức năng tham mưu Thống đốc NHNN.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; thanh tra viên ngân hàng, cộng tác viên thanh tra ngân hàng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát

1. Đối tượng thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng thanh tra ngân hàng):

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);

b) Đối tượng thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;

c) Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;

d) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

đ) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;

e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

2. Đối tượng giám sát của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng giám sát ngân hàng):

a) Đối tượng giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 56 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;

b) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

c) Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng

1. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.

2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.

3. Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.

4. Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

5. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.

6. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.

7. Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.

9. Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 5. Thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng phải thuê công ty kiểm toán độc lập kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung về tổ chức, hoạt động, tài chính khi xét thấy cần thiết trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức tín dụng có nguy cơ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

b) Tổ chức tín dụng được xem xét để chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt;

c) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cần được đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ để làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức tín dụng được tổ chức lại theo quy định tại Điều 153 Luật Các tổ chức tín dụng;

đ) Công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của tổ chức tín dụng;

e) Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại;

g) Đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và mức độ an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng để làm cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý, bảo đảm an toàn;

h) Trường hợp nội dung thanh tra, giám sát vượt quá khả năng thực hiện của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;

i) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải thanh toán các chi phí kiểm toán.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG

Điều 6. Hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

2. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 7. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng tại trụ sở chính và các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng đặt tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức phòng.

Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Chức danh của người đứng đầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

2. Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra; đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra; trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra.

4. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.

5. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trừ nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân công thực hiện; trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.

6. Xem xét xử lý hoặc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề mà Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhất trí với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, giám sát được giao.

7. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra, giám sát của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

8. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giám sát; trường hợp kiến nghị về thanh tra không được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.

9. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát.

10. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

11. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát.

12. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

13. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm được giao; báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt công tác khác của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

14. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

15. Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.

16. Quyết định mức độ giám sát đối với các đối tượng giám sát ngân hàng, trừ trường hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

Điều 9. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có con dấu riêng.

3. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, các Phó Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, các thanh tra viên ngân hàng và công chức khác.

Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ý kiến thống nhất của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Phó Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phù hợp với Điều 10 Nghị định này; quyết định giải thể Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, chương trình công tác thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

3. Thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.

4. Thanh tra vụ việc khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.

5. Giám sát các đối tượng giám sát ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao và theo quy định của pháp luật.

6. Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xử lý vi phạm đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

7. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

8. Tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến cấp phép quy định tại Điều 30 Nghị định này theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

10. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

11. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

12. Tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.

13. Thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

14. Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, giám sát cho thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

15. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.

16. Thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; lãnh đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc theo yêu cầu của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra.

3. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc phạm vi quản lý được giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về quyết định của mình.

4. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giải quyết theo thẩm quyền các vấn đề về công tác thanh tra, giám sát; báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng nếu kiến nghị đó không được chấp nhận.

5. Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.

6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát.

7. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đồng thời báo cáo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

8. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát.

9. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

10. Đề xuất với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác, viên chức tham gia đoàn thanh tra; trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

11. Báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về công tác thanh tra, giám sát và các mặt công tác khác thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, ủy quyền của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Chương 3.

THANH TRA VIÊN NGÂN HÀNG VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÂN HÀNG

Điều 12. Thanh tra viên ngân hàng

1. Thanh tra viên ngân hàng là công chức thuộc Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhiệm vụ khác của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên ngân hàng thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Thanh tra viên ngân hàng được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ, được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

4. Ngoài những tiêu chuẩn chung của thanh tra viên quy định tại Luật Thanh tra và văn bản pháp luật liên quan, thanh tra viên ngân hàng phải có kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và các tiêu chuẩn khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

5. Thanh tra viên ngân hàng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Cộng tác viên thanh tra ngân hàng

1. Cộng tác viên thanh tra ngân hàng là người không thuộc biên chế của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, được người có thẩm quyền trưng tập tham gia đoàn thanh tra.

Việc trưng tập và sử dụng cộng tác viên thanh tra ngân hàng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra ngân hàng tham gia đoàn thanh tra quy định tại Khoản 1 Điều này gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Cộng tác viên thanh tra ngân hàng là công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

4. Cộng tác viên thanh tra ngân hàng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Cộng tác viên thanh tra ngân hàng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

Chương 4.

HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG

MỤC 1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA

Điều 14. Thanh tra hành chính

Thanh tra hành chính được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 15. Nội dung và hình thức thanh tra ngân hàng

1. Nội dung thanh tra ngân hàng;

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp;

b) Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;

d) Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;

đ) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.

2. Hình thức thanh tra ngân hàng:

a) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 16. Căn cứ ra quyết định thanh tra

Căn cứ ra quyết định thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Thanh tra, Điều 54 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Điều 17. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm

1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

2. Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và yêu cầu công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.

3. Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, quyết định.

Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm xem xét, quyết định. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về những nội dung điều chỉnh của kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đã được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt.

4. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm.

5. Kế hoạch thanh tra hằng năm tại Điều này được gửi cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 18. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại

1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi chưa có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

Điều 19. Thời hạn thanh tra

1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài đến 70 ngày. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra trên 70 ngày, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng báo cáo để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại Khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định, trong đó trường hợp kéo dài trên 70 ngày phải căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 20. Báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Chậm nhất là 25 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Căn cứ báo cáo kết quả cuộc thanh tra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có), chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về nội dung báo cáo kết quả thanh tra, nội dung kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với các cuộc thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 21, Thanh tra về phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi và thanh tra về các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước

1. Thanh tra về phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và pháp luật về thanh tra.

2. Thanh tra về bảo hiểm tiền gửi được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về thanh tra.

3. Thanh tra về các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và pháp luật về thanh tra.

Điều 22. Gửi kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải được gửi như sau:

a) Đối với cuộc thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng.

3. Người ký kết luận thanh tra quyết định nội dung kết luận thanh tra được công khai và chịu trách nhiệm về việc công khai kết luận thanh tra, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định.

4. Hình thức công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Điều 23. Nội dung, hình thức giám sát ngân hàng

1. Nội dung giám sát ngân hàng:

a) Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an toàn của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng;

c) Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm theo mức độ an toàn;

d) Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín dụng; các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

đ) Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức giám sát ngân hàng:

a) Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định;

b) Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng;

c) Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.

Điều 24. Phối hợp giữa thanh tra ngân hàng với giám sát ngân hàng

1. Kết quả giám sát ngân hàng là một trong những căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm và xác định phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra ngân hàng.

2. Căn cứ kết quả giám sát ngân hàng, người có thẩm quyền có thể ra quyết định thanh tra đối tượng thanh tra ngân hàng.

3. Kết quả thanh tra là một trong những căn cứ triển khai các hoạt động giám sát ngân hàng thích hợp.

Điều 25. Các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng

Tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:

1. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

4. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền quyết định thành lập tổ giám sát đề theo dõi, giám sát đối tượng giám sát ngân hàng.

5. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền đình chỉ, chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động gây mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

6. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát các giao dịch tiềm ẩn rủi ro và hạn chế tăng trưởng, mở rộng quy mô, các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

7. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành và xử lý cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây nguy cơ mất an toàn hoạt động cho đối tượng giám sát ngân hàng; kiến nghị cấp có thẩm quyền không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý bằng biện pháp khác đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy cơ mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

8. Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Căn cứ thực hiện giám sát ngân hàng

1. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối tượng giám sát ngân hàng.

2. Điều lệ và các văn bản, chính sách nội bộ của đối tượng giám sát ngân hàng.

3. Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo hoạt động định kỳ.

4. Báo cáo thống kê.

5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

6. Các thông tin, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Quyền, nghĩa vụ của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng

1. Yêu cầu người quản lý, người điều hành, nhân viên của đối tượng giám sát ngân hàng làm việc với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho giám sát ngân hàng; xem xét, đánh giá các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng cung cấp.

2. Xem xét, đánh giá các hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm cả hoạt động trong nước và ngoài nước, hoạt động của công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát ngân hàng ảnh hưởng đến đối tượng giám sát ngân hàng.

3. Cảnh báo, khuyến nghị rủi ro, an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.

4. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu và làm việc, trao đổi với đơn vị, cá nhân có liên quan của đối tượng giám sát ngân hàng.

5. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng báo cáo, cung cấp định kỳ hoặc đột xuất các thông tin, tài liệu cho việc giám sát; yêu cầu công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát ngân hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung giám sát ngân hàng cung cấp các thông tin, tài liệu cho Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động giám sát.

6. Khi cần thiết, yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng phải thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

7. Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ những quy định trái pháp luật hoặc ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng.

8. Xử lý vi phạm hành chính đối tượng giám sát ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; buộc đối tượng giám sát ngân hàng chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghiệp vụ, giao dịch có nguy cơ gây mất an toàn hoặc tổn thất cho đối tượng giám sát ngân hàng.

9. Áp dụng các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng quy định tại Điều 25 Nghị định này.

10. Quản lý, sử dụng các thông tin, tài liệu phục vụ giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với bên cung cấp.

11. Áp dụng biện pháp giám sát phù hợp với mức độ rủi ro, an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.

12. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đối tượng giám sát ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu rủi ro, không an toàn trong hoạt động.

13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện giám sát an toàn vĩ mô, hạn chế rủi ro hệ thống, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

14. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng

1. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại Điều 57 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt NamĐiều 160 Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Tiếp nhận, thực hiện các khuyến nghị, cảnh báo của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng về rủi ro và nguy cơ gây mất an toàn hoạt động, vi phạm pháp luật; triển khai các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu, xử lý rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật.

3. Thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

4. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 3. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT; CẤP PHÉP

Điều 29. Xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động, an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi và về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 30. Cấp phép

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trong trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân cấp, ủy quyền) thực hiện:

a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các loại giấy phép hoạt động ngân hàng khác;

b) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức;

c) Xác nhận đăng ký Điều lệ của tổ chức tín dụng;

d) Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ nhân sự của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, nhân sự do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ cử hoặc giới thiệu; chấp thuận người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận việc thành lập, chấm dứt, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; chấp thuận các vấn đề khác về quản trị, tổ chức, tài chính và hoạt động theo pháp luật quy định phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc cho phép;

đ) Xử lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm góp phần đảm bảo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động lành mạnh, an toàn và theo đúng quy định của pháp luật;

e) Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng có vốn của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

g) Xây dựng và tổ chức, theo dõi triển khai thực hiện đề án, phương án củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định một số nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG

Điều 31. Trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

1. Quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị:

a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

b) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

c) Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn;

d) Giữa các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

3. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

4. Xử lý, chỉ đạo xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

5. Quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

6. Hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng, phương pháp, quy trình, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.

7. Tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

8. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chưa có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

b) Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

c) Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

d) Tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

đ) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

2. Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Là đầu mối của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng và nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao;

c) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 33. Trách nhiệm phối hợp giữa Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng với các cơ quan, tổ chức liên quan trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Thực hiện phối hợp công tác theo quy định tại Điều 11 Luật Thanh tra.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng cung cấp các thông tin, tài liệu, kết quả về thanh tra, giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng đúng mục đích và quy định của pháp luật; không sử dụng thông tin, tài liệu và kết quả thanh tra, giám sát ngân hàng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng yêu cầu:

a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo nội dung của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp với Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo nội dung của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát thực hiện thanh tra, giám sát; cung cấp đầy đủ, kịp thời kết quả thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

4. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài theo quy định tại Điều 61 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Thanh tra, kiểm tra của bên nước ngoài:

a) Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài được thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trước khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nội dung, thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc thanh tra, kiểm tra;

b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài phải gửi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra cho Ngân hàng Nhà nước;

c) Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật hoặc những hoạt động bất thường, nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài, tổ chức tín dụng mẹ, tổ chức tín dụng nước ngoài phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có).

6. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành thanh tra, kiểm tra công ty con, đơn vị trực thuộc ở nước ngoài của tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời chấp hành pháp luật tại nước tiến hành thanh tra, kiểm tra và theo thỏa thuận đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài.

7. Việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kết quả thanh tra, giám sát giữa Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và thỏa thuận đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài.

Điều 34. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng có trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Điều 5, Điều 28 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và theo quy định tại Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014 và thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 26/2014/ND-CP

Hanoi, April 07, 2014

 

DECREE

ON ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND OPERATION OF BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Inspection dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on Prevention of Money Laundering dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Deposit Insurance dated June 18, 2012;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam,

The Government promulgates a Decree on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree provides for organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities; banking inspectors, banking inspection collaborators; responsibilities of organizations and individuals in banking inspection and supervision.

Article 2. Inspected entities and supervised entities

1. Inspected entities include:

a) Organizations and individuals under the management of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “State Bank”);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) State-owned enterprises established by the Governor of the State Bank;

d) Units responsible for submitting reports on finance, banking operations and foreign exchange in accordance with the Law on Prevention of Money Laundering;

dd) Deposit insurance institutions;

e) Other organizations and individuals that are subject to observance of regulations of law on relevant fields.

2. Supervised entities include:

a) Supervised entities specified in Article 56 of the Law on the State Bank of Vietnam, including the Policy Bank and credit institutions’ subsidiaries;

b) Units responsible for submitting reports on finance and banking in accordance with the Law on Prevention of Money Laundering;

c) Other entities as prescribed by law.

Article 3. Application of provisions of international treaties

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Rules for banking inspection and supervision

1. Centralization and uniformity shall be ensured in providing instructions and performing tasks at the central level through the local level.

2. Laws must be observed; accuracy, objectivity, truthfulness, openness, democracy, promptness shall be ensured; there shall be no overlapping issues in terms of the scope, targets, contents and duration of inspection among authorities charged with inspection; activities of organizations and individuals that are inspected and supervised entities must not be obstructed.

3. A banking inspection shall be carried out by an inspectorate or banking inspector.

4. Banking supervision shall be carried out on a regular basis.

5. Inspection and supervision of compliance with policies and laws must be carried out simultaneously with the inspection and supervision of risks in operations of inspected and supervised entities; banking inspection must be closely linked with banking supervision.

6. Inspection and supervision of operations of credit institutions shall be carried out.

7. Regulations of the Law on the State Bank and other relevant regulations of law shall be complied with; in the cases where banking inspection and supervision regulations of the Law on the State Bank are different from those of other laws, the regulations of the Law on the Sate Bank shall prevail.

8. The Governor of the State Bank shall specify procedures for carrying out banking inspection and banking supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Independent audit carried out to serve banking inspection and supervision

1. Banking inspection and supervision authorities have the right to request inspected and supervised entities to hire independent audit company to audit one, some, or all of contents of organizational structure, operation and finance when necessary in the following cases:

a) The credit institution is likely to be placed under special control;

b) The credit institution is eligible to have special control lifted;

c) The credit institution placed under special control has to have its financial condition assessed, have its value, actual value of charter capital and reserve funds determined, which is the basis for implementation of remedial measures in accordance with regulations of law;

d) The credit institution shall be reorganized as prescribed in Article 153 of the Law on Credit Institutions;

dd) A subsidiary, associate company and affiliated unit of a credit institution may affect the safety and soundness of the credit institution;

e) Inspected and supervised entities that are considered financially weak and need to be restructured;

g) The inspected and supervised entities have to have their financial condition, operation, level of safety and soundness assessed to provide a basis for implementation of safety measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Other cases as prescribed by law.

2. Inspected and supervised entities shall carry out an audit as prescribed in Clause 1 of this Article and shall pay for the audit.

Chapter 2.

ORGANIZATIONAL STRUCTURE, TASKS AND POWERS OF BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES

Article 6. Organizational structure of banking inspection and supervision authorities

Banking inspection and supervision authorities are regulatory bodies that include:

1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority affiliated to the State Bank.

2. Provincial banking inspection and supervision authorities established in the provinces where the Departments of Banking Inspection and Supervision affiliated to the Central Banking Inspection and Supervision Authority are yet to be established.

Article 7. Central Banking Inspection and Supervision Authority

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Organizational structure of the Central Banking Inspection and Supervision Authority includes Departments, offices at the headquarters and Departments of Banking Inspection and Supervision located in some provinces (below collectively referred to as “units affiliated to the Central Banking Inspection and Supervision Authority). Each unit affiliated to the Central Banking Inspection and Supervision Authority shall be divided into several departments.

The Director General of Department of Banking Inspection and Supervision may issue the decision on inspection and establishment of inspectorate, perform tasks and exercise powers of the person who issues the decision on inspection and imposition of penalties for administrative violations as prescribed by law.

3. The Prime Minister shall specify tasks, powers and organizational structure of Central Banking Inspection and Supervision Authority at the request of the Governor of the State Bank.

Article 8. Tasks and powers of the Chief Inspector

Chief Inspector is the head of the Central Banking Inspection and Supervision Authority. The Chief Inspector has the following tasks and powers:

1. direct and inspect the inspection and supervision under the management of the State Bank; direct the Central Banking Inspection and Supervision Authority to perform its tasks and exercise its powers as prescribed by law.

2. assume prime responsibility for addressing the overlapping issues in terms of scope, targets, contents and duration of inspection under the management of the State Bank; cooperate with Chief Inspectors of the provinces in addressing the overlapping issues in terms of scope, targets, contents and duration of inspection within such provinces.

3. issue the decision on inspection and establishment of inspectorate to the inspected entities under the management of the State Bank as assigned by the Governor of the State Bank or at the request of the Governor of the State Bank; perform tasks and exercise powers of the person who issues the inspection decision; request the Director of the branch of the State Bank to appoint banking inspectors or other officials to join the inspectorate; summon officials and public employees of the relevant authorities and units to join the inspectorate.

4. issue an inspection decision whenever an inspected entity is suspected of committing violations of law or there are risks to the operational safety of credit institutions or foreign banks’ branches and be responsible to the Governor of the State Bank for such decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. resolve the issues in dispute between the Chief Inspector of a provincial banking inspection and supervision authority and the Director of the branch of the State Bank or request the Governor of the State Bank to do so.

7. request the Governor of the State Bank to suspend unlawful decision on inspection and supervision issued by the authority or unit under the management of the State Bank.

8. request the Governor of the State Bank to resolve issues concerning inspection and supervision; in case of failure to obtain the consent of the Governor of the State Bank, inform the Inspector General thereof.

9. request a competent authority to make amendments and issue the decision in conformity with management requirements; request the suspension or annulment of unlawful regulations found through the inspection and supervision.

10. impose penalties for administrative violations in accordance with the law on penalties for administrative violations.

11. request the Governor of the State Bank to assign responsibility and take actions against the person under the management of the Governor of the State Bank who is found committing violations of law or failing to comply with conclusions, proposals and decisions on inspection and supervision; request the head of an organization to assign responsibility and take actions against the person under the management of such organization who is found committing violations of law or failing to comply with conclusions, proposals and decisions on inspection and supervision.

12. request the Governor of the State Bank to make a decision within his/her competence and organize the implementation of measures for ensuring the safety of banking operations applied to the organizations and individuals under the management of the State Bank.

13. inform the Governor of the State Bank and Inspector General of the inspection within his/her responsibility; inform the Governor of the State Bank of other aspects of the Central Banking Inspection and Supervision Authority.

14. inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by the heads of authorities and units under the management of the State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. decide the level of supervision applied to supervised entities, except for the entity decided by the Governor of the State Bank.

17. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned by the Governor of the State Bank.

Article 9. Provincial banking inspection and supervision authorities

1. The provincial banking inspection and supervision authorities are units affiliated to the branches of the State Bank, assist the Directors of the branches of the State Bank in performing state management, carrying out administrative inspection, and banking inspection and supervision, settling complaints and denunciations, taking actions against corruption, money laundering and terrorism financing committed by the entities under their management, and inspected and supervised entities as assigned and authorized by the Governor of the State Bank and prescribed by law.

The provincial banking inspection and supervision authorities are under the management and direct instructions of the branch of the State Bank and professional guidance of Central Banking Inspection and Supervision Authority on banking inspection and supervision, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption, money laundering and terrorism financing.

2. Each provincial banking inspection and supervision authority has its own seal.

3. A provincial banking inspection and supervision authority includes Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, Deputy Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, banking inspectors and other officials.

The Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority shall be appointed or dismissed by the Governor of the State Bank at the request of the Director of the branch of the State Bank and with the consent the Chief Inspector of the banking inspection and supervision authority. The Deputy Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority shall be appointed or dismissed by the Director of the branch of the State Bank at the request of the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority.

4. The Governor of the State Bank shall specify tasks, powers and organizational structure of provincial banking inspection and supervision authorities in accordance with Article 10 of this Decree; decide to dissolve provincial banking inspection and supervision authorities where necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Formulate annual plan and submit it to the Director of the branch of the State Bank for approval; formulate and organize the implementation of inspection plan and work program within the responsibility of the provincial banking inspection and supervision authorities.

2. Inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by organizations and individuals under the management of the branch of the State Bank.

3. Inspect the inspected entities under the management of the branch of the State Bank.

4. Inspect other cases assigned by the Chief Inspector or the Director of the branch of the State Bank.

5. Supervise the supervised entities under the management of the branch of the State Bank and in accordance with regulations of law.

6. Take remedial measures within its competence or request and propose competent organizations and individuals to take safety measures and take actions against inspected and supervised entities as prescribed by law.

7. Follow the professional guidance of the Central Banking Inspection and Supervision Authority on administrative inspections, banking inspection and supervision inspection, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption, money laundering and terrorism financing.

8. Consult with and assist the Director of the branch of the State Bank in performing some tasks relating to licensing prescribed in Article 30 of this Decree as authorized by the Governor of the State Bank.

9. Monitor, expedite and inspect the compliance with the conclusions, proposals and decisions on inspection and supervision by the Director of the branch of the State Bank and provincial banking inspection and supervision authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Perform the task of preventing and combating corruption as prescribed by the law on anti-corruption.

12. Consult with and assist the Director of the branch of the State Bank in submitting consolidated reports on inspection, supervision, settlement of complaints and denunciations, and actions against corruption under the management of the branch of the State Bank that is assigned.

13. Submit reports, provide information and documents at the request of the Central Banking Inspection and Supervision Authority.

14. Provide professional training in inspection and supervision for banking inspectors and other officials working for provincial banking inspection and supervision authorities.

15. Assess the results and learn by experience of inspection and supervision under the under the management of the branch of the State Bank.

16. Perform the task of preventing money laundering and terrorism financing and perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned by the Governor of the State Bank or the Director of the branch of the State Bank.

Article 11. Tasks and powers of the Chief Inspector of provincial banking inspection and supervision authority

1. Direct and inspect the inspection and supervision under the management of the branch of the State Bank; direct the provincial banking inspection and supervision authorities to perform their tasks and exercise their powers as prescribed in this Decree and other relevant legal documents.

2. Issue the decision on inspection and formation of inspectorate to the inspected entities under the management of the branch of the State Bank or at the request of the Chief Inspector of the State Bank’s banking inspection and supervision authority or the Director of the branch of the State Bank; perform tasks and exercise powers of the person who issues the inspection decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Request the Director of the branch of the State Bank to resolve issues concerning inspection and supervision within his/her competence; inform Chief Inspector in case the request is rejected.

5. decide the meetings between supervised entities and banking inspectors and other officials working for provincial banking inspection and supervision authorities.

6. Request a competent authority to make amendments and issue the decision in conformity with management requirements; request the suspension or annulment of unlawful regulations found through the inspection and supervision.

7. Impose penalties for administrative violations in accordance with the law on penalties for administrative violations, and report such to the Director of the branch of the State Bank and the Chief Inspector.

8. Request the Director of the branch of the State Bank to consider responsibility and take actions against the person under the management of the Director of the branch of the State Bank who is found committing violations of law or failing to comply with the conclusions and decisions on inspection and supervision.

9. Request the Director of the branch of the State Bank and competent authority to apply measures for ensuring safety of banking operations to the organizations and individuals under the management of the branch of the State Bank.

10. Suggest the Director of the branch of the State Bank to request Director of another branch of the State Bank, Chief Inspector to appoint banking inspectors and other officials to join the inspectorate; summon officials and public employees of relevant authorities and units to participate in the inspection.

11. Inform the Chief Inspector and the Director of the branch of the State Bank about the inspection, supervision and other issues under the management of the provincial banking inspection and supervision authorities.

12. Perform other tasks and exercise other powers as prescribed by law or assigned and authorized by the Chief Inspector and the Director of the branch of the State Bank.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

BANKING INSPECTORS AND BANKING INSPECTION COLLABORATORS

Article 12. Banking inspectors

1. A bank inspector is an official working for a banking inspection and supervision authority, is appointed to the rank of inspector to perform the task of banking inspection and supervision and other tasks of the banking inspection and supervision authority.

2. Banking inspectors shall be appointed and dismissed in accordance with regulations of law.

3. The banking inspector shall be entitled to benefits, provided with advanced training of professional qualifications and maintain the fulfillment of necessary conditions for inspection and supervision in accordance with regulations of law.

4. In addition to the eligibility requirements for the inspector as prescribed in the Law on Inspection and relevant legal documents, a banking inspector needs to hold state management and legal qualifications in relevant fields and other eligibility requirements as prescribed by the Governor of the State Bank.

5. The banking inspector has tasks, powers and responsibilities as prescribed by law.

Article 13. Banking inspection collaborators

1. A banking inspection collaborator is a person who is not on the payroll of the banking inspection and supervision authority and is summoned to join an inspectorate by a competent person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The person who has the power to summon a banking inspection collaborator to join the inspectorate as prescribed in Clause 1 of this Article is the Governor of the State Bank, the Chief Inspector, the Director of the branch of the State Bank, the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority or the Director General of the Department of Banking Inspection and Supervision.

3. A banking inspection collaborator is an official or public employee who has good moral and political qualities, and sense of responsibility, are honest, objective and just, hold appropriate qualifications in the inspection.

4. The banking inspection collaborator has tasks, powers and responsibilities as prescribed by law.

5. The banking inspection collaborator shall be entitled to benefits as prescribed by law and enabled to perform their tasks.

Chapter 4.

OPERATION OF PROVINCIAL BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES

SECTION 1. INSPECTION

Article 14. Administrative inspection

Administrative inspection shall be carried out as prescribed in the Law on Inspection, documents elaborating and providing guidelines for the Law on Inspection and other relevant legal documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Contents of banking inspection:

a) Carry out inspection of the compliance with the finance and banking laws and other relevant regulations of law, compliance with regulations specified in the license issued by the State Bank;

b) Consider and assess level of risk, risk management and financial condition of the inspected entities; consider and assess inherent risks, quality and effectiveness of the management operating system, internal audit and monitoring systems, and risk management system of credit institutions and foreign banks’ branches; identify, measure, monitor, control, reduce and handle risks by considering factors affecting the operational safety, quality, effectiveness of risk management system and risk tolerance of the credit institutions and foreign banks’ branches;

c) Request a competent authority to make amendments, annul or issue legislative documents to satisfy the state management requirements in finance and banking;

d) Request the inspected entity to take measures for minimizing, reducing and managing risks to ensure safety of banking operations and prevent violations of law.

dd) Detect, prevent and impose penalties for violations of law within competence; request a competent authority to impose penalties for violations of law.

2. Methods of banking inspection:

a) Carry out inspections according the plan approved by a competent authority;

b) Carry out an unscheduled inspection in case it is discovered that a inspected entity may violate laws or incur risks that threaten the safety and soundness of the inspected entity, or carry out an unscheduled inspection with a view to settling complaints and denunciations, taking actions against corruption, money laundering and terrorism financing or as assigned by the head of the competent authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The grounds for issuing inspection decisions are specified in Article 38 of the Law on Inspection, Article 54 of the Law on the State Bank of Vietnam and relevant legal documents.

Article 17. Formulation and approval of annual inspection plan

1. According to the orientation of the inspection plans and guidance of the Inspector General and management requirements of the State Bank, Central Banking Inspection and Supervision Authority shall submit the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority to the Governor of the State Bank for approval not later than the 15th of every November. The Governor of the State Bank shall consider and approve the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority not later than the 25th of every November.

2. According to the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority, and the management requirements of the branch of the State Bank, the provincial banking inspection and supervision authority shall submit the annual inspection plan of the provincial banking inspection and supervision authority to the Director of the branch of the State Bank for approval not later than the 10th of every December and shall inform the Central Banking Inspection and Supervision Authority thereof. The Director of the branch of the State Bank shall consider and approve the annual inspection plan of the provincial banking inspection and supervision authority not later than the 20th of every December.

3. In case the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority needs adjusting, the Central Banking Inspection and Supervision Authority shall submit a written request to the Governor of the State Bank for approval for the adjusted inspection plan. Within 15 days from the day on which the written request submitted by the banking inspection and supervision authority is received, the Governor of the State Bank shall take responsibility for consideration and decision.

In case the annual inspection plan of the provincial banking inspection and supervision authority needs adjusting, the provincial banking inspection and supervision authority shall submit a written request to the Director of the branch of the State Bank for approval for the adjusted inspection plan. Within 15 days from the day on which the written request submitted by the provincial banking inspection and supervision authority is received, the Director of the branch of the State Bank shall take responsibility for his/her consideration and decision. The provincial banking inspection and supervision authority shall inform the Central Banking Inspection and Supervision Authority of the adjustments to the annual inspection plan of provincial banking inspection and supervision authority that has been approved by the Director of the branch of the State Bank.

4. In case the adjustments to the annual inspection plan made by the Director of the branch of the State Bank affect the inspection plan approved by the Governor of the State Bank, the Director of the branch of the State Bank shall inform the Chief Inspector thereof and submit the adjusted inspection plan to the Governor of the State Bank for approval.

5. The annual inspection plan specified in this Article shall be submitted to Central Banking Inspection and Supervision Authority and relevant organizations and individuals.

Article 18. The power to issue inspection decision and re-inspection decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Chief Inspector shall decide to re-inspect the case that has been concluded by the Director General of the Department of Banking Inspection and Supervision and the Chief Inspector of the provincial banking inspection and supervision authority, but violations of law are suspected; the case that has been concluded by the President of the People’s Committee of province, but violations of law are suspected as assigned by the Governor of the State Bank.

Article 19. Duration of inspection

1. An inspection carried out by the banking inspection and supervision authority shall last for a maximum of 45 days. If the case is complicated, the inspection may last for a maximum of 70 days. The Governor of the State bank shall request the Prime Minister to decide the cases in which the duration of an inspection is over 70 days.

2. Duration of an inspection shall begin from the day on which an inspection decision is issued to the day on which the re-inspection ends where the inspection is carried out.

3. The extension of inspection duration mentioned in Clause 1 of this Article shall be decided by the person who issues the inspection decision, unless the inspection has to take place for more than 70 days, in which case the Prime Minister will decide.

Article 20. Report on results and conclusions of inspection of credit institutions and foreign banks’ branches

1. Within 25 days from the end of the inspection of credit institutions and foreign banks’ branches, the leader of the inspectorate shall submit a report on the inspection results unless inspection conclusions are subject to approval by a competent organization.

2. Based on the report on results of inspection of credit institutions and foreign banks’ branches and explanations of the inspected entities (if any), within 25 days from the day on which the report on inspection results are received, the person who issues the inspection decision shall sign and issue the inspection conclusion unless the such conclusions are subject to approval by a competent or authority.

3. The Governor of the State Bank shall provide guidance on the contents of the report on inspection results and conclusions and post-inspection actions concerning the inspections of credit institution and foreign banks’ branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The inspection of actions against money laundering shall be carried out as prescribed by the Law on Prevention of Money Laundering.

2. The inspection of deposit insurance shall be carried out as prescribed by the Law on Deposit Insurance.

3. The inspection of other relevant fields shall be carried out as prescribed by relevant laws and the laws on inspection.

Article 22. Submission of inspection conclusions and disclosure of inspection conclusions

1. Within 15 days from the day on which the inspection conclusion is signed, the inspection conclusion shall be submitted as follows:

a) For the inspection carried out by the Central Banking Inspection and Supervision Authority, the inspection conclusion shall be submitted to the Governor of the State Bank, Inspector General, Chief Inspector, inspected entity, the head of the supervisory authority of the inspected entity and relevant organizations and individuals.

b) For the inspection carried out by the provincial banking inspection and supervision authority, the inspection conclusion shall be submitted to the Central Banking Inspection and Supervision Authority, the Director of the branch of the State Bank, inspected entity, the head of the superior regulatory authority of the inspected entity (if any) and relevant organization and individual.

2. The inspection conclusion shall be made publicly available, except for the contents of the inspection conclusion that contains state secret and sensitive contents that may affect the safety of inspected entities’ operations.

3. The person who signs the inspection conclusion shall allow the contents of inspection conclusion to be made publicly available and take responsibility for making inspection conclusion publicly available, when necessary, inform the head of the regulatory authority of the same level thereof for consideration and decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SECTION 2. BANKING SUPERVISION

Article 23. Contents and methods of banking supervision

1. Contents of banking supervision;

a) Collect, consolidate and process documents, information and data of the supervised entity on request; combine supervision of safety of the whole system of credit institutions with the supervision of safety of each credit institution or branch of a foreign bank;

b) Consider and monitor the compliance with regulations on safety of banking operations and other relevant regulations of law; compliance with conclusions, proposals and decisions on inspection and recommendations and warning about banking supervision;

c) Regularly analyze and assess financial condition, operation, management and level of risks of credit institutions and foreign banks’ branches, systemic risks; annually rank credit institutions by their safety level;

d) Detect and warn about factors, negative changes, risks that threaten operational safety of each credit institution and foreign bank’s branch and system of credit institutions; possible violations against the finance and banking laws;

dd) Request and propose measures for preventing and handling the supervised entities' risks and violations of law as prescribed by law.

2. Methods of banking supervision:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Microprudential supervision is a form of prudential supervision applied to single entity and is exercised according to the system for ranking and assessing supervised entities; communication system serving macroprudential supervision; safety standards; tools, standards and financial analysis skills, operations; assessment, supervision and warning about the supervised entity’s types of risks and violations of law;

c) Macroprudential supervision is a form of prudential supervision applied to the whole system of credit institutions and foreign banks’ branches and is exercised according to indexes that show the soundness of financial system and operational safety; communication system serving analysis and macroprudential supervision; methods, tools, analysis and supervision procedures, warning about safety and stability of the systems of credit institutions and foreign banks’ branches; periodic or unscheduled reports on system safety and stability.

Article 24. Cooperation between banking inspection authorities and banking supervision authorities

1. Banking supervision result is one of the bases for formulation of the annual inspection plan and determination of scope, targets and contents of banking inspection.

2. Based on the banking supervision result, the competent person shall decide whether to issue a decision on banking inspection.

3. The inspection result is one of the bases for carrying out appropriate inspections.

Article 25. Remedial measures

Depending on the supervised entity’s level of safety and soundness and severity of its violations of the law, the banking inspection and supervision authority shall impose the following remedial measures:

1. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to impose remedial measures prescribed in Article 59 of the Law on the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Request the supervised entity to submit reports at the request of the capacity of banking inspection and supervision authority.

4. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to decide to establish an inspectorate in order to monitor and supervise the supervised entity.

5. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to terminate violations of the law and operations that threatens the operational safety of the supervised entity.

6. Request the Governor of the State Bank or the person authorized by the Governor of the State Bank to impose measures for control of transactions that may pose risks and restrict growth and operations that affect the operational safety of the supervised entity.

7. Request a competent authority to suspend or dismiss the manager or executive, take actions against the individual who violates law or threatens the operational safety of the supervised entity; request a competent authority not to appoint, reappoint, dismiss and terminate the employment contract or impose other measures on the individuals who violates law or threatens the operational safety of the supervised entity.

8. Other remedial measures as prescribed by law.

Article 26. Grounds for banking supervision

1. Legislative documents that regulating the supervised entity.

2. Internal charter, documents and policies of the supervised entity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Statistical reports.

5. Inspection and audit results.

6. Other relevant information and documents as prescribed by law.

Article 27. Rights and obligations of banking inspection and supervision authorities during banking supervision

1. Request managers, executives and employees of the supervised entity to work with the banking inspection and supervision authority and provide relevant information and documents to serve banking supervision; check and assess documents, information and data provided by the supervised entity.

2. Consider and assess operations of the supervised entity, including domestic and international operations, operations of the supervised entity's parent company, subsidiary, associate company, affiliated unit that affect the supervised entity.

3. Warn about and recommend the supervised entity’s risks, operational safety and violations of law.

4. Check and verify information, documents and work with relevant entities and individuals of the supervised entity.

5. Request the supervised entity to provide information and documents for the supervision on a periodic or unscheduled basis; request the supervised entity's parent company, subsidiary, associate company, affiliated unit, and request organizations and individuals related to banking supervision to provide information and documents for the banking inspection and supervision authority to serve the supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Request the supervised entity or the Governor of the State Bank or a competent authority to take measures for preventing, handling the supervised entity’s risks and violations of law, make amendments to, suspend the enforcement of or annul the regulations that are against law or affect safety of banking operations.

8. Impose penalties for administrative violations on the supervised entity that violates the law in accordance with regulations of law; force the supervised entity to terminate violations of law or professional operation or transaction that threatens safety or cause damage to the supervised entity.

9. Impose remedial measures on supervised entities as prescribed in Article 25 of this Decree.

10. Manage and use information and documents that serve banking supervision as prescribed by law and agreed by the providing party.

11. Impose supervising measures in conformity with the supervised entity’s level of risks, operational safety and severity of violations of law.

12. Inspect the supervised entity in case violations of law or risks to the operational safety are suspected.

13. Take charge and cooperate with relevant organizations and units in carrying out macroprudential supervision, reducing systemic risks, ensure the operational safety of banks and credit institutions.

14. Other rights and obligations as prescribed by law.

Article 28. Rights and obligations of supervised authorities during banking supervision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Accept and implement recommendations and warning of the banking inspection and supervision authority with respect to risks and threats to operational safety, and violations of law; implement measures for preventing, controlling, reducing and handling risks, threats to operational safety and violations of law.

3. Implement recommendations and decisions given by the banking inspection and supervision authority.

4. Other rights and obligations as prescribed by law.

SECTION 3. FORMULATION OF POLICIES AND LEGISLATIVE DOCUMENTS; LICENSING

Article 29. Formulation of policies and legislative documents

The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall consult with and assist the Governor of the State Bank in formulating and promulgating within his/her competence or let the Governor of the State Bank promulgate policies and legislative documents on organizational structure, operations and operational safety of banks, banking inspection and supervision, deposit insurance and on actions against money laundering and terrorism financing under the management of the State Bank.

Article 30. Licensing

1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall consult with or assist the Governor of the State Bank, and provincial banking inspection and supervision authority shall consult with or assist the Director of the branch of the State Bank (in case the Director of the branch of the State Bank is authorized by the Governor of the State Bank) in:

a) issuing, adjusting, adding, revoking the license for establishment and operation of credit institutions, license for establishment of foreign banks’ branches, license for establishment of representative offices of foreign credit institutions or other foreign organizations involved in banking activities and other licenses for operation of banks;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) confirming charter registration by credit institutions;

d) approving the trading, full division, partial division, consolidation, acquisition, conversion of legal forms, or dissolution of a credit institution or foreign bank’s branch; approving provisional lists of elected or appointed members of the Board of Members, Board of Directors, Board of Controllers and Director General (Director) of credit institutions, except for the personnel of commercial banks 100% of charter capital of which is held by the State, personnel that is appointed or introduced by the owner of state capital at Joint Stock Commercial Bank over 50% of charter capital of which is held by the State; approving the person expected to be appointed to the Director General (Director) of the foreign bank's branch; approving the establishment, termination and dissolution of domestic branch, representative office, service provider, foreign branch, representative office and other forms of foreign commercial presence of a credit institution; approving the establishment, acquisition of subsidiary or associate company of a credit institution; approving the capital contribution or purchase of shares by a credit institution; approving other issues concerning management, organizational structure, finance and operations in accordance with law that must be granted approval or permission by the State;

dd) resolving issues concerning organizational structure and management of credit institutions and foreign banks’ branches to ensure credit institutions and foreign banks’ branches operate in a safe and sound manner and in accordance with regulations of law.

e) exercising rights and fulfilling obligations of the representative of the owner of state capital at the state-invested credit institution in accordance with regulations of law;

g) formulating, organizing and monitoring the implementation of the scheme or policy for reorganizing, reinforcing and restructuring credit institutions and foreign banks’ branches.

2. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall decide some contents specified in Clause 1 of this Article as authorized by the Governor of the State Bank.

Chapter 5.

RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR OPERATIONS OF BANKING INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES

Article 31. Responsibilities of the Governor of the State Bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and the provincial banking inspection and supervision authority;

b) Between the Central Banking Inspection and Supervision Authority and the branch of the State Bank;

c) Between the Department of Banking Inspection and Supervision and the branch of the State Bank within the province;

d) Between the provincial banking inspection and supervision authorities.

2. Direct the operation of banking inspection and supervision authorities under the management of the State Bank.

3. Approve the annual inspection plan of the banking inspection and supervision authority.

4. Handle and direct the handling of conclusions and proposals of the banking inspection and supervision authorities.

5. Specify the provision of information and submission of reports by relevant organizations and individuals on banking inspection and supervision, settlement of complaints and denunciations, actions against corruption.

6. Provide instructions on safety standards in banking operations, methods and procedures for banking inspection and banking supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Other responsibilities as prescribed by law.

Article 32. Responsibilities of the Director of the branch of the State Bank

1. Responsibility of the Director of the branch of the State Bank where the Department of Banking Inspection and Supervision is yet to be established:

a) Direct the operations of the provincial banking inspection and supervision authorities under the management of the branch of the State Bank;

b) Approve the annual inspection plans of the provincial banking inspection and supervision authorities;

c) Promptly handle conclusions and proposals of the provincial banking inspection and supervision authorities.

d) Provide funding, facilities, technical infrastructure, clothes and other necessary conditions for provincial banking inspection and supervision authorities;

dd) Other responsibilities as prescribed by law and the State Bank.

2. Responsibilities of the Director of the branch of the State Bank where the Department of Banking Inspection and Supervision is established:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Act as the focal point of the State Bank within the area in performing the task of submitting reports, cooperating with executive committees and local governments, resolving issues concerning finance and banking, and performing other tasks assigned by the Governor of the State Bank;

c) Other responsibilities as prescribed by law and the State Bank.

Article 33. Responsibility for cooperation between banking inspection and supervision authorities and relevant organizations involved in banking inspection and supervision

1. The banking inspection and supervision authority shall cooperate with other relevant organizations as prescribed in Article 11 of the Law on Inspection.

2. The organization or individual that is provided with information, documents and results of banking inspection and supervision authority by the banking inspection and supervision authority shall keep and use for the right purposes and in accordance with regulations of law soft; shall not use information, documents and results of banking inspection and supervision to negatively affect the stability, operational safety of banks, credit institutions and foreign banks' branches.

3. When it is necessary to ensure operational safety of credit institutions, State's assets and people's deposit, the banking inspection and supervision authority shall request:

a) a competent authority to inspect subsidiaries and associate companies of the credit institution or cooperate with the banking inspection and supervision authority in doing so;

b) a competent authority to supervise subsidiaries and associate companies of the credit institution or cooperate with the banking inspection and supervision authority to supervise in doing so;

c) a competent authority that has the power to manage, inspect, supervise to inspect and supervise; promptly provide sufficient results of inspection and supervision of subsidiaries and associate companies of the credit institution at the request of the banking inspection and supervision authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Inspection and supervision by foreign authorities:

a) The foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions may inspect the operations of foreign banks’ branches, joint-venture credit institutions, wholly foreign-owned credit institutions, and other foreign institutions involved in banking operations in Vietnam. Before carrying out an inspection, the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions shall issue a written notice to the State Bank (the Central Banking Inspection and Supervision Authority) about contents and expected beginning and ending date of inspection;

b) Within 60 days from the end of the inspection, the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions shall submit a report on inspection results to the State Bank;

c) During the inspection, violations of law or threats that may affect the operational safety of the foreign bank’s branch, joint-venture credit institution, wholly foreign-owned credit institution, and other foreign institutions involved in banking operations are suspected, the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks, parent credit institutions and foreign credit institutions shall send a written notice to the State Bank (the Central Banking Inspection and Supervision Authority) and propose remedial measures (if any).

6. When necessary, the banking inspection and supervision authority shall inspect foreign-based subsidiary and affiliated unit of the credit institution in accordance with regulations of this Decree and relevant regulations of law, and shall abide by the law of the country where the inspection is carried out and adhere to agreement signed with the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks.

7. The provision and exchange of information, documents and results of inspection and supervision between the banking inspection and supervision authority and the foreign authority that has the power to inspect and supervise banks shall comply with regulations of Vietnam’s law and adhere to the agreement signed with the foreign authority the has the power to inspect and supervise banks.

Article 34. Responsibilities, rights and obligations of organizations and individuals that are inspected and supervised entities and responsibilities of relevant organizations and individuals

1. The inspected and supervised entities have responsibilities, rights and obligations in accordance with regulations of the Law on Inspection, the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on Credit Institutions, Article 5 and Article 28 of this Decree and other relevant regulations of law.

2. The organization or individual shall promptly provide sufficient information and documents concerning banking inspection and supervision at the request of the banking inspection and supervision authority and in accordance with regulations of this Decree and other relevant regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 35. Effect

This Decree comes into force from June 01, 2014 and replaces the Government’s Decree No. 91/1999/ND-CP dated September 04, 1999 on organizational structure and operations of the banking inspection authority.

Article 36. Responsibility for implementation

1. The Governor of the State Bank is responsible for providing guidelines for this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces and Chief Inspector are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


63.620

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.93.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!