Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2417/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Minh Tùng
Ngày ban hành: 13/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2417/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 13 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG CỦA TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2010"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Căn cứ Quyết định số 2889/2005/QĐ-ƯBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Xuất khẩu lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010";

Căn cứ Thông báo số 146/TB-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2007 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo kết luận của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Minh Chiếu tại buổi làm việc về kế hoạch hoạt động của ngành lao động, thương binh và xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 74/TTr-LĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án số 74/ĐA-LĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về "Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh An Giang giai đoạn 2008- 2010" (gọi tắt là Đề án).

Đề án này thay thế Đề án "Xuất khẩu lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010" được phê duyệt tại Quyết định số 2889/2005/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai, thực hiện Đề án, theo dõi kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động,

Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Kể hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyêt định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ: LĐTB-XH (báo cáo);
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Tuyên giáo TU, Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban ngành tỉnh liên quan: MTTQ, Công an, BCH Quân sự, Y tế, Ngân hàng CSXH, GD-ĐT, LĐ-LĐ, Hội LHPN, Đoàn TNCS.HCM, BáoAG, Đài PT-TH AG;
- UBND các huyện, thị xã, thành phổ;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng: VHXH, TH;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

UBND TNH AN GIANG
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Sô: 74/ĐA-LĐTBXH

Long Xuyên, ngày 21 tháng 8 năm 2008

 

ĐỀ ÁN

ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐNG CỦA TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010

I. Tình hình đưa người đi xuất khẩu lao động từ năm 2003 - 2007:

1. Tinh hình thực hiện:

An Giang là tỉnh nông nghiệp có dân số đông. Năm 2006 có 2.210.271 dân, sngười trong độ tuổi lao động chiếm 62,76% so với tng dân số của tỉnh. Hàng năm có trên 31.000 người bước vào tui lao động, nguồn lực lao động của tỉnh rất dồi dào nhưng chất lượng lao động còn hạn chế, đa số chưa qua đào tạo. Lao động thừa là một áp lực đi với tỉnh trong điu kiện cơ ssản xuất, kinh doanh chưa thu hút hết lao động để giải quyết việc làm, số lao động thất nghiệp vẫn còn nhiều.

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hp đồng (hay còn gọi là xuất khẩu lao động - XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giảm số hộ nghèo ở địa phương.

Ngày 08 tháng 4 năm 2003 y ban nhân dân (UBND) tỉnh đã có quyết định phê duyệt Đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2003-2005. Qua 03 năm thực hiện đã mang lại một số kết quả như sau:

- Năm 2003: Có 30 người đi XKLĐ đạt 10% chỉ tiêu kế hoạch.

- Năm 2004: Có 808 người đi XKLĐ đạt 130% chỉ tiêu kế hoạch.

- Năm 2005: Có 1.497 người đi XKLĐ đạt 124% chỉ tiêu kế hoạch.

Đến cuối năm 2005, xét thấy nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài của người lao động là rất lớn và việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương quan trọng của Nhà nước được thực hiện lâu dài, nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Ngày 26 tháng 10 năm 2005 UBNĐ tỉnh ban hành Quyết định số 2889/2005/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án Xuất khẩu lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010”.

Kết quả bước đầu thực hiện đề án như sau:

- Năm 2006: Có 609 người đi XKLĐ đạt 30% kế hoạch (kế hoạch 2.000 lao động).

- Năm 2007: Có 130 người đi XKLĐ đạt 5% kế hoạch (kế hoạch 2.500 lao động).

Từ khi có Đán XKLĐ đến nay, toàn tỉnh đã đưa 3.081 người đi lao đng ở các thị trường: Malaysia, Đài Lọan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

2. Nhận xét, đánh giá chung:

a) Ưu điểm:

- Công tác XKLĐ trong các năm qua đã có nhiều chuyển biển khá. Từ chỗ người lao động ít hiu biết vvấn đề thị trường lao động ngoài nước và XKLĐ thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách về XKLĐ đã giúp cho người dân từng bước có, ý thức và hưởng ứng tự nguyện đăng ký tham gia XKLĐ ngày càng tăng. Đến nay tt cả các xã, phường, thị trn (gọi chung là xã) đu có người tham gia đi XKLĐ, trong đó có một sxã, huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) làm rt tt công tác này.

- Ban chỉ đạo thực hiện Đề án XKLĐ tỉnh đã đề xuất tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện như: rút ngn thời gian làm hsơ, thực hiện chế cho vay thông qua chuyển khoản nhằm hạn chế sử dụng vốn sai mục đích, nâng mức cho vay để tạo điều kiện cho lao động đi một số nước có thu nhập cao.

- Các Trung tâm Giới thiệu việc làm (TT.GTVL) được tỉnh giao chức năng là cầu nối giữa người lao động và các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tư vấn, thực hiện quy trình tuyn lao động tạo ngun cung ứng lao động ngày càng chặt chẽ và có chất lượng hơn. Mở rộng quan hệ với nhiều doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, giúp cho các địa phương và người lao động tiếp cận với những thông tin, những địa chỉ đáng tin cậy để chọn lựa.

- Số lao động đi làm việc ở nước ngoài, đa schịu khó lao động, tích góp gởi tiền về trả nợ vay và giúp gia đình cải thiện đời sống, từ đó vươn lên thoát nghèo. Có nhiều trường hợp lao động hoàn thành hợp đồng, sau khi trở về nước tiếp tục đăng ký đi lần 2.

b) Hạn chế, tồn tại:

- Thời gian gần đây số người tham gia xuất khẩu lao động giảm khá nhiều, một phần do thị trường truyền thống Malaysia không còn thu hút người lao động, thu nhập không cao hơn so một số doanh nghiệp ở thị trường lao động trong nước. Thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản,... thu tuyn lao động với slượng ít và yêu cầu cao (kinh phí, tay nghề, ngoại ngữ .v.v.).

- Số lao động về nước trước thời hạn chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng sngười đi. Nguyên nhân chủ yếu do khâu tuyển chọn, giới thiệu người đi lao động trước đây làm chưa chặt chẽ, một sđơn vị, địa phương chưa coi trọng cht lượng lao động nên đã để một số đi tượng ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chí thú làm ăn, tiêu xài phung phí, ... đăng ký tham gia đi, không bao lâu đã quay vtuyên truyền phản tác dụng, làm ảnh hưng công tác XKLĐ.

- Bên cạnh đó do gặp khó khăn từ thị trường Malaysia, khó vận động lao động đăng ký, một số địa phương không tập trung công tác chỉ đạo, tuyên truyn như trước, có nơi chuyn hướng chtập trung giải quyết việc làm ra ngoài tỉnh; hoạt động tư vn, vận động đi làm việc nước ngoài bị gim sút.

- Tình trạng nợ quá hạn gia tăng do một số người lao động thiếu trách nhiệm đối với vốn vay, nhất là số lao động về nước trước hạn, gây khó khăn cho công tác thu hồi vốn tạo nguồn quỹ cho vay xuất khẩu lao động. Tính đến nay, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng dư nợ.

- Công tác thông tin, báo cáo kết quả tuyển lao động, đưa lao động đi, số lao động về nước trước thời hạn,... giữa các đơn vị chức năng, các doanh nghiệp đưa người đi XKLĐ, các TT.GTVL và các địa phương chưa chặt chẽ, không nắm sát và kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh.

II. Yêu cầu xây dựng Đề án đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2010.

1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:

Để công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp với những quy định mới của Nhà nước và chính sách hỗ trợ của địa phương.

2. Cơ sử pháp lý để xây dựng Đề án:

- Chỉ thị 41/CT.TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị.

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

- Công văn số 1046/UBND-VX ngày 05 tháng 4 năm 2006 của UBND tỉnh về việc tăng mức cho vay đối với lao động đi xuất khẩu.

- Thông báo số 146/TB-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh trong đó có nội dung giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh lại Đề án XKLĐ.

III. Nội dung của Đề án:

1. Tên Đề án: Đề án “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2010” (sau đây gọi tắt là Đề án).

2. Yêu cầu:

- Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2008 - 2010 phải đặt chất lượng lên hàng đầu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất. Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua.

- Tránh tư tưởng bao cấp, ỷ lại của người lao động; không chạy theo số lượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bng mọi giá; phải có sự tham gia đóng góp từ phía gia đình và bản thân người lao động.

- Trong điều hành, tổ chức thực hiện cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các thành viên Ban điều hành, giữa các ban ngành cấp tỉnh, UBND huyện, các TT.GTVL làm và UBND xã.

- Tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp đưa người đi XKLĐ trong quá trình thực hiện Đề án.

3. Quan điểm:

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần quán triệt các quan điểm sau:

- Tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm khai thác tt tiềm năng lao động của địa phương, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống, cần xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong phát trin kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải gắn liền với việc bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Tạo cơ hội nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp và ý thức tchức kỷ luật cho người lao động. Nâng cao cht lượng lao động, chọn người có nhận thức, tư cách, đạo đức và sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, ngoại ngữ. Chủ động tạo nguồn lao động, gắn dạy nghề với xuất khẩu lao động đđáp ứng nhu cu của thị trường ngoài nước và giúp người lao động có thu nhập cao.

- Tuyển chọn và đưa được lao động làm việc ở nhiều thị trường đa dạng, nht là thị trường có thu nhập cao, tạo cơ hội cho người lao động, trong đó có lao động thuộc hộ nghèo có việc làm, tăng thu nhập ci thiện đời sống.

4. Chỉ tiêu: Bình quân mỗi năm đưa khoảng 400 lao động.

5. Các giải pháp chủ yếu:

5.1. Công tác tuyên truyền:

Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong cán bộ, nhân dân; chú ý lực lượng bộ đội phục viên, xuất ngũ, shọc sinh qua đào tạo nghề, tốt nghiệp đại học, cao đẳng ... nhưng chưa tìm được việc làm. Thông qua công tác vận động, tuyên truyền giới thiệu về người thật, việc thật, gương điển hình trong XKLĐ, giới thiệu các gia đình có người thân đi XKLĐ thực hiện tốt hợp đồng, có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các đi tượng vi phạm hp đng vnước trước thời hạn đã tung tin, tuyên truyền không đúng thực tế, gây ảnh hưởng đến chính sách chung của tỉnh.

5.2. Đào tạo nâng cao chất lượng lao động:

Các TT.GTVL cần tăng cường quan hệ, phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề để tuyên truyền tư vấn, tuyn chọn tạo nguồn, đưa đi lao động ở nước ngoài.

Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải gắn với đào tạo nghề, đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để cung ứng nguồn lao động cho các thị trường có thu nhập cao.

Còng tác tuyên truyên và đào tạo nâng cao cht lượng lao động là nhim vquan trọng, rt cần thiết đtạo nguồn lao động làm việc tốt ở nước ngoài.

5.3. Mở rộng thị trường lao động ngoài nước:

Ngoài thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản Hàn Quc, các TT.GTVL cn mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm, uy tín, đang có lao động ở những thị trường lao động tốt, phấn đấu tăng nhanh slượng người lao động đi làm việc ở các nước có thu nhập cao. Giải quyết kịp thời, nhanh chóng các đơn thư khiếu nại của người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

5.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho một số đối tượng ưu tiên đi làm việc ở nước ngoài:

a. Chính sách hỗ trợ vay vốn:

a.l) Đi tượng ưu tiên (Trung ương quy định) được vay vốn tín chấp: V(chng), con của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 21% trở lên; vợ (chng) con của thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ Cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; người lao động thuộc hộ nghèo theo chun quy định.

a.2) Đi tượng ưu tiên (địa phương quy định) được vay vốn tín chấp: Lao động là người dân tộc thiểu số; bộ đội, công an phục viên, xuất ngũ, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về kinh tế [có thu nhập bình quân đầu người bằng 150% hộ nghèo theo chuẩn quy định (Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động, Thươmg binh và Xã hội)] không có tài sản thế chấp để vay vốn được xã, phường, thị trấn xác nhận.

a.3) Các đối tượng khác: Được vay vốn theo nhu cầu trên cơ scó thế chấp tài sản.

a.4) Mức cho vay:

Căn cứ vào thị trường nơi người lao động đến làm việc và chi phí thực tế để xem xét cho vay, cụ thể như sau:

* Đi làm việc theo hợp đồng ở các nước thuộc khu vực ASEAN:

Ngoài mức vốn vay theo quy định của Trung ương, Quỹ hỗ trợ XKLĐ tỉnh sẽ cho vay thêm cho đủ 100% chi phí cần thiết nhưng ti đa không quá 20 triệu đồng/lao động.

* Đi làm việc theo họp đồng ở các nước ngoài khu vực ASEAN:

- Đối tượng ưu tiên do Trung ương quy định (như đã nêu ở tiết a. l điểm 5.4), được vay 100% chi phí cần thiết nhưng tối đa không quá 80 triệu đồng/lao động từ 2 nguồn: nguồn vốn Trung ương (tối đa không quá 20 triệu đồng) và nguồn địa phương (ti đa không quá 60 triệu đng).

- Đối tượng ưu tiên do địa phương quy định (như đã nêu ở tiết a.2 điểm 5.4), Quỹ htrợ XKLĐ tỉnh sẽ cho vay các chi phí cn thiết nhưng ti đa không quá 60 triệu đồng/lao động.

- Riêng đi với thị trường Nhật bản, người lao động thuộc đối tượng ưu tiên (Trung ương và địa phương quy định) được vay 100% chi phí cn thiết (kcả tiền đặt cọc) nhưng tối đa không quá 100 triệu đng/lao động.

Người lao động được xem xét cho vay vốn theo các mc nêu trên phải có hộ khẩu tại An Giang và đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn theo quy định để đi XKLĐ với hình thức tín chấp, có cam kết trả nợ vay của gia đình và người đi XKLĐ. Thủ tục vay vn, thu hi vốn do Ngân hàng quy định và thông.báo, hướng dẫn cho lao động.

a.5) Lãi suất cho vay:

- Đối tượng ưu tiên: 0,65%/ tháng.

- Đối tượng vay có thế chấp: Theo lãi suất quy định của Ngân hàng Thương mại.

a.6. Nguồn vốn vay:

Các đối tượng ưu tiên và người lao động khó khăn không tài sản thế chấp được vay từ quỹ cho người lao động vay đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh và vay Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh từ nguồn vốn TW phân bổ cho địa phương hàng năm.

Các đi tượng khác được vay từ Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên nếu stiền vay ở Ngân hàng Thương mại vẫn chưa đủ chi phí để người lao động đi làm việc nước ngoài thì Ban điều hành quỹ XKLĐ xem xét cho vay bổ sung nhưng không vượt quá 50% mức quy định hỗ trợ cho đối tượng ưu tiên.

b. Chính sách hỗ trợ người lao động học giáo dc định hướng, khám sức khỏe:

- Đối với đối tượng ưu tiên: 1.200.000 đồng/LĐ xuất khẩu.

- Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ 01 lần và cấp thông qua các Trung tâm Giới thiệu việc làm. Chỉ hỗ trợ cho lao động có hộ khẩu ở An Giang.

c. Chính sách hỗ trợ học nghề: Người lao động đăng ký đi làm việc ngoài nước sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề từ Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.

Trong thời gian học nghề, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng... nếu do chủ quan người lao động không đi hoặc vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao động đã ký kết thì người lao động hoặc người được uỷ quyn có trách nhiệm bi hoàn khoản tin được h trcho Ngân.sách nhà nước

5.5. Nâng cao trách nhiệm các quan đơn vị trong điều hành thc hiện Đề án:

- Ban điều hành Thực hiện đề án của tỉnh cần thường xuyên theo dõi phối hợp tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mc trong quá trình thực hiện.

- Các TT.GTVL được giao nhiệm vụ (là cầu nối giữa người lao động với công ty có chức năng XKLĐ) mở rộng quan hệ, chọn lọc đối tác xuất khẩu lao động, liên kết đào tạo giáo dục định hướng, tư vấn, tuyển chọn lao động đảm bảo chất lượng tốt nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ lao động về nước trước thời hạn. Trong thời gian đào tạo giáo dục định hướng và trước khi ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp XKLĐ, các Trung tâm cần phổ biến rõ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động như: Chấp hành pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại; chp hành nội quy nơi làm việc, nơi ở; về thời giờ làm vic thời giờ nghỉ ngơi; công việc làm, tiền lương ti thiu, tiền lương làm thêm giờ ... Khi xảy ra tranh chấp, bồi thường hợp đồng, các TT.GTVL có trách nhiệm phối hợp với công ty XKLĐ đgiải quyết thỏa đáng cho người lao động. Đối với các trường hp lao động về nước trước thời hạn thì các TT.GTVL và doanh nghip XKLĐ có trách nhiệm giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh.

5.6. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, gia đình có người đi XKLĐ:

Tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục, hạn chế tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam nói chung và lao động tỉnh ta nói riêng. Từng gia đình và người lao động phải có bản cam kết thực hiện đúng họp đồng đã ký, mọi sai phạm, bội tín phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý theo qui định hiện hành. Các trường hợp về nước trước thời hạn do nguyên nhân chủ quan, người lao động phải chịu trách nhiệm bi thường mọi chi phí, thiệt hại do mình gây ra.

6. Dự toán kinh phí thực hiện đề án:

Bảng dự trù kinh phí thực hiện đề án

STT

Nội dung các khoản chi

Dự toán kinh phí chi một năm

(Tr. đồng)

Kinh phí thực hiện 3 năm 2008-2010

(Triệu đồng)

1

Chi cho hoạt động Ban điều hành thực hiện Đề án đưa người đi làm việc ở nước ngoài

50

150

2

Chi cho tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng

30

90

3

Chi hỗ trợ chi phí cho các tập thể, cá nhân trong việc tuyên truyền, vận động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mc chi 200.000đ/lao động xut khẩu.(200.000đ X 400 LĐ)

80

240

4

Chi hỗ trợ cho người lao động học giáo dục định hướng, ăn ở, đi lại ...(dự kiến bình quân 1 năm có 400 lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ).

(1.200.000đ X 400LĐ)

480

1.440

Tổng kinh phí thực hiện đề án

640

1.920

* Thuyết minh:

Tổng kinh phí dự toán thực hiện một năm bình quân là 640 triệu đng. Tổng chi cho giai đoạn 3 năm là 1.920 triệu đồng. Các khoản chi cụ thể như sau:

- Chi cho hoạt động của Ban điều hành thực hiện Đề án tỉnh giai đoạn 2008 - 2010, chủ yếu chi cho các khoản: Triển khai tập huấn Đề án và các văn bản có liên quan; tổ chức sơ, tổng kết, in ấn tài liệu, văn phòng phẩm; chi kiêm nhiệm Ban điều hành và chuyên viên giúp việc; đi cơ sở kiểm tra tình hình thực hiện ...

- Chi hỗ trợ chi phí cho các tập thể, cá nhân trong việc tuyên truyền, vận động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức chi 200.000đồng/lao động (chia ra: cấp xã 100.000 đồng/lao động; huyện 50.000 đồng/lao động; Trung tâm 50.000 đồng/lao động).

- Kinh phí dạy nghề cho lao động gắn với chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Kinh phí cho người lao động vay từ quỹ cho vay XKLĐ đã có kế hoạch riêng và đã được Hội đồng nhân dân thông qua nên không đưa vào bảng dự toán này.

7. Hiệu quả xã hội:

Chương trình đưa người đi làm việc ở nước ngoài sẽ đem lại nhiều hiệu quả to lớn, góp phn phát trin kinh tế xã hội địa phương, là một kênh quan trọng đgiải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động. Tích lũy của người đi XKLĐ, nhất là ở những thị trường có thu nhập cao gởi vgiúp gia đình vượt qua khó khăn, giảm nghèo.

Thực hiện tốt chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ góp phần chuyển dịch nhanh cơ cu lao động của địa phương.

IV. Tổ chức thực hiện Đề án:

Để thực hiện tốt đề án đưa người đi làm việc ở nước ngoài cần phải thực hiện tt cơ chế phi hợp, bộ giữa các ngành, các cấp.

1. Trách nhiệm của các ngành cấp tỉnh:

1.1. SLao động, Thưong binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực của Ban điều hành, có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch trin khai thực hiện Đán; kế hoạch đào tạo nghề hàng năm nhm cung ng lao động phục vụ XKLĐ, hướng dẫn các TT.GTVL mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác tuyển lao động đđảm bảo cht lượng. Phân công các cơ sở đào tạo nghề dạy các nghề phục vụ cho XKLĐ.

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Dự trù kinh phí hàng năm từ ngân sách tỉnh để phục vụ cho hoạt động XKLĐ; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ vốn cho lao động vay.

- Tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động.

- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo định kỳ về UBND tỉnh. Tchức sơ, tng kết tình hình thực hiện hàng năm.

1.2. Các cơ quan thông tin đại chúng các cấp:

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để người dân hiểu biết đầy đủ vmục đích, ý nghĩa và lợi ích của công tác XKLĐ.

1.3. Công an tỉnh:

Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm thủ tục xuất cảnh. Theo dõi phát hiện và xử lý các hiện tượng tiêu- cực, lừa đảo gây thiệt hại, khó khăn cho người đi XKLĐ.

1.4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:

Tạo thuận lợi cho số thanh niên đủ điều kiện đi XKLĐ được tạm hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự. Đối với lực lượng bộ đội xuất ngũ cần có kế hoạch tuyên truyền về chủ trương XKLĐ của tỉnh để tích cực tham gia.

1.5. SY tế:

Đm bảo việc khám sức khỏe cho người đi XKLĐ được nhanh chóng và chính xác, đáp ứng theo yêu cầu của đơn vị tuyển lao động, về chi phí khám sức khỏe thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và niêm yết công khai.

1.6. Sở Tài chính:

Giám sát hoạt động của Quỹ cho người lao động vay đi làm việc ở nước ngoài. Đảm bảo kinh phí phục vụ công tác XKLĐ theo kế hoạch đã đề ra.

1.7. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.

Quản lý tốt Quỹ cho người lao động vay đi làm việc ở nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi đngười lao động được vay vn đủ trang trải các chi phí cn thiết cho việc XKLĐ. Hướng dẫn và thông báo các thủ tục vay vốn, lãi suất, thời gian thu hồi vốn vay theo đúng qui định của Nhà nước; đề xuất biện pháp xử lý nợ, lãi vay đối với các trường hp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

1.8. Sở Giáo dục và Đào tao:

Có kế hoạch giáo dục hướng dẫn đối với học sinh có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động để định hướng đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đưa nội dung về chủ trương XKLĐ lồng ghép vào chương trình hưng nghiệp, nhm giáo dục định hướng học sinh, xem đây là một trong những giải pháp để giải quyết việc làm.

1.9. Các Trung tâm Gii thiệu Việc làm:

- Cần mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, có độ tin cậy cao để có kế hoạch tuyển chọn lao động. Phi hợp với các ngành chức năng cấp huyện, UBND xã tổ chức đăng ký, phân loại, tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng đảm bảo chất lượng lao động. Hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ cần thiết đngười đi XKLĐ thực hiện kịp thời; thông báo rõ vê tin lương, điu kiện làm việc, điều kiện ăn, ở để người đi XKLĐ được an tâm. Định kỳ hàng quý báo cáo kết quả XKLĐ cũng như những khó khăn, vướng mắc về Sở Lao động, Thương binh và Xã .hội.

- Kết hợp với các địa phương có kế hoạch tuyển chọn lao động và đào tạo nghề tạo nguồn cung ứng cho các công ty XKLĐ; thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình lao động, phối hợp với công ty đưa đi kịp thời giải quyết những rủi ro phát sinh nơi người lao động đang làm việc.

- Phi hợp với UBND xã có trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ vay.

1.10. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

- Khi tham gia tuyển chọn lao động phải thông báo và định kỳ 06 tháng, một năm báo cáo kết quả tuyển chọn và số lượng lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài về Sở Lao 'động, Thương binh và Xã hội.

- Có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Sở Lao động Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, TT.GTVL khi cn có thông tin vngười lao động đã được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài.

- Kịp thời giải quyết, xử lý những rủi ro phát sinh trong thời gian người lao động đang thực hiện hợp đồng; xác minh, trả lời rõ và giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn mà người lao động hoặc gia đình người lao động phản ảnh.

l.ll. Đề nghị Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh:

Có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, hội viên, lực lượng lao động trong xã hội về mục đích, ý nghĩa của việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện:

- Gắn nhiệm vụ đưa lao động đi làm việc ờ nước ngoài vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

- UBND các huyện có kế hoạch triển khai thực hiện đề án, chỉ đạo các cp các ngành tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của người đi XKLĐ.

- Chọn những đơn vị làm tốt để nêu gương điển hình và nhân rộng tổ chức sơ, tng kết rút kinh nghiệm công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Trách nhiệm của UBND cấp xã:

- Phối hợp với các TT.GTVL, các doanh nghiệp XKLĐ để tổ chức tuyển chọn lao động đảm bảo cht lượng, đáp ứng yêu cu của thị trường lao động.

- Xem xét xác nhận hồ sơ vay tín chấp cho người lao động được vay vốn để đi XKLĐ đối với các đối tượng ưu tiên và các đi tượng khó khăn về kinh tế theo thông báo trúng tuyển và giấy xác nhận của các TT.GTVL.

- Phối hợp với các TT.GTVL đôn đốc thu hồi nợ vay.

- Tạo công ăn việc làm cho lao động sau khi lao động hoàn thành hợp đng vnước.

4. Triển khai thực hiện:

- Căn cứ Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2008 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tchức quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước và triển khai Đán đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đến các cơ quan ban ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ hàng quý các cấp, các ngành báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Thái Hữu Phúc

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2417/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 phê duyệt Đề án "Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.132

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.195.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!