Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 21/2008/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 05/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 21/2008/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – HÀN QUỐC

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Hàn Quốc ký ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Ma-lay-xi-a, được Chủ tịch Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn ngày 12 tháng 4 năm 2006;
Căn cứ Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Đại hàn Dân Quốc (sau đây viết tắt là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc), ký ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Ma-lay-xi-a và ngày 24 tháng 8 năm 2006 tại Phi-líp-pin;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 325/VPCP-KTTH ngày 15/1/2008 của Văn phòng Chính phủ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc, áp dụng cho các Tờ khai hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 1/1/2008.

Điều 2. Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN- Hàn Quốc (viết tắt là thuế suất AKFTA) phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định này.

b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước:

Tên nước

Ký hiệu tên nước

Bru-nây Đa-ru-sa-lam

BN

Vương quốc Cam-pu-chia

KH

Cộng hoà In-đô-nê-xi-a

IN

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

LA

Ma-lay-xi-a

MY

Liên bang My-an-ma

MM

Cộng hoà Phi-líp-pin

PH

Cộng hoà Sing-ga-po

SG

Đại hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)

KR

 

Riêng đối với những mặt hàng nhập khẩu từ nước có thể hiện ký hiệu tên nước tại cột số (4) của Biểu thuế này (cột “nước không được hưởng ưu đãi”) không được áp dụng thuế suất AKFTA. Việc bổ sung, sửa đổi tên nước tại cột số (4) được thực hiện theo Văn bản thông báo của Bộ Tài chính.

c) Được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu, quy định tại điểm (b) Điều này, đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công thương.

d) Thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc, được xác nhận bằng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN- Hàn Quốc (viết tắt là C/O - Mẫu AK) do các cơ quan sau đây cấp:

- Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Ngoại giao và Ngoại thương;

- Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ Công nghiệp và Thương mại;

- Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp;

- Tại Liên bang My-an-ma là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài chính;

- Tại Cộng hòa Sing-ga-po là Cơ quan Hải quan;

- Tại Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) là Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc Cơ quan Hải quan.

Điều 3. Hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên (hàng hoá GIC) để được áp dụng thuế suất AKFTA của Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc các mặt hàng có thể hiện ký hiệu “GIC” tại cột số (5) của Biểu thuế này (cột “hàng hoá GIC”).

b) Được nhập khẩu và vận chuyển thẳng từ Hàn Quốc đến Việt Nam theo quy định của Bộ Công Thương.

c) Có C/O-Mẫu AK in dòng chữ “Rule 6” tại ô số 8 do cơ quan có thẩm quyền cấp C/O-Mẫu AK của Hàn Quốc cấp theo quy định của Bộ Công Thương.

d) Thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc đối với hàng hoá áp dụng Quy tắc 6 - AKFTA quy định tại Phụ lục IV của Quy chế xuất xứ AKFTA ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM ngày 08/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và các Quyết định sửa đổi bổ sung.

Điều 4. Những hàng hoá thuộc các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày có hiệu lực thi hành của Quyết định này, nếu đảm bảo đủ điều kiện để áp dụng mức thuế suất quy định tại Quyết định này nhưng đã nộp thuế với mức thuế suất cao hơn, được nộp bổ sung C/O - Mẫu AK và các chứng từ liên quan khác để làm căn cứ tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp và hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của Quyết định này.

Hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu bao gồm:

a) Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều Tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các Tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế (01 bản chính);

b) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu).

c) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O - Mẫu E, quy định tại điểm (d), điều 2 của Quyết định này (bản gốc).

d) Chứng từ nộp thuế nhập khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu).

e) Hợp đồng nhập khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu).

f) Hợp đồng ủy thác, nếu là nhập khẩu ủy thác (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu)

g) Bảng kê danh mục tài liệu của hồ sơ yêu cầu xét hoàn thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu nêu trên không muộn hơn ngày 15 tháng 10 năm 2008.

Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra, xem xét hoàn thuế nhập khẩu, xử lý số tiền thuế được hoàn do nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm 5, mục IV, phần E Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc.

Điều 6. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính
- Lưu: VT, Vụ HTQT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 21/2008/QD-BTC

Hanoi, May 05, 2008

 

DECISION

PROMULGATING VIETNAM’S SPECIAL PREFERENTIAL IMPORT DUTY SCHEDULE FOR IMPLEMENTATION OF THE ASEAN-KOREA FREE TRADE AREA

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to June 14, 2005 Law No. 45/2005/QH11 on Import Duty and Export Duty;
Pursuant to the Decree No. 77/2003/ND-CP of Government dated July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Decree No. 149/2005/ND-CP of Government dated December 8, 2005, detailing the implementation of June 14, 2005 Law No. 45/2005/QH11 on Import Duty and Export Duty;
Pursuant to the Framework Agreement on ASEAN-Korea Comprehensive Economic Cooperation, concluded in Malaysia on December 13, 2005, which was ratified by the President of the Socialist Republic of Vietnam on April 12, 2006;
Pursuant to the Agreement on Trade in Goods within the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of Southeast Asian Nations and the  Republic of Korea (below referred to as the ASEAN-Korea Agreement on Trade in Goods), concluded in Malaysia on December 13, 2005, and in the Philippines on August 24, 2006;
Pursuant to the Prime Minister’s instructions in the Government Office’s Official Letter No. 325/VPCP-KTTH of January 15, 2008;

At the proposal of the Director of the International Cooperation Department,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision Vietnam’s Special Preferential Import Duty Schedule for implementation of the ASEAN-Korea Free Trade Area, applicable to declaration forms of imported goods registered with customs offices from January 1, 2008.

Article 2. To be eligible for Vietnam’s special preferential import duty rates for implementation of the ASEAN- Korea Free Trade Area (referred to as AKFTA import duty rates for short), imported goods must fully meet the following conditions:

a/ Being in the Special Preferential Import Duty Schedule promulgated together with this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Countries

Codes

Brunei Darussalam

BN

Kingdom of Cambodia

KH

Republic of Indonesia

IN

People’s Democratic Republic of Laos

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Malaysia

MY

Federation of Myanmar

MM

Republic of Philippines

PH

Republic of Singapore

SO

Republic of Korea (Korea)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Particularly, commodity items which are imported from countries marked in column (4) of this Import Duty Schedule (column “countries ineligible for preferences”) are not eligible for AKFTA tax rates. The addition or modification of countries in column (4) must be effected according to the Finance Ministry’s written notices.

c/ Being transported to Vietnam directly from exporting countries specified at Point (b) of this Article under the Industry and Trade Ministry’s regulations.

d/ Satisfying ASEAN-Korea origin requirements, with certificates of ASEAN-Korea origin (referred to as C/Os - form AK for short) granted by the following agencies:

- The Ministry of Foreign Affairs and Foreign Trade, in Brunei Darussalam;

- The Ministry of Trade, in the Kingdom of Cambodia;

- The Ministry of Trade, in the Republic of Indonesia;

- The Ministry of Industry and Trade, in the People’s Democratic Republic of Laos;

- The Ministry of Foreign Trade and Industry, in Malaysia;

- The Ministry of Trade, in the Federation of Myanmar;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Chamber of Commerce and Industry or the Customs Office, in the Republic of Korea (Korea).

Article 3. To be eligible for Vietnam’s AKFTA import duty rates, goods produced in Gaeseong Industrial Complex in the territory of the People’s Democratic Republic of Korea (GIC goods) must fully meet the following conditions:

a/ Being goods marked “GIC” in column (5) of this Import Duty Schedule (column “GIC goods”).

b/ Being imported and transported to Vietnam directly from Korea under the Industry and Trade Ministry’s regulations.

c/ Being accompanied by C/Os - form AK, with “Rule 6” printed in box 8, granted by a Korean agency competent to grant C/Os - form AK, under the Vietnamese Industry and Trade Ministry’s regulations.

d/ Satisfying ASEAN-Korea origin requirements on goods subject to Rule 6 - AKFTA specified in Appendix IV to the Regulation on AKFTA origin promulgated together with Decision No. 02/2007/QD-BTM of October 8, 2007, of the Minister of Trade (now the Minister of Industry and Trade) and amending and supplementing decisions.

Article 4. For goods in customs declaration forms of imported goods registered with customs offices between January 1, 2008, and before the effective date of this Decision, which fully satisfy the conditions for application of the import duty rates specified in this Decision but for which duty has been paid at higher import duty rates, C/Os - form AK and relevant documents may be submitted for use as a basis for re-calculating payable import tax amounts and refunding import tax in accordance with this Decision.

A dossier of application for import duty refund comprises:

a/ One original of the Official Letter requesting the refund of paid tax amount(s), clearly stating the type(s) of goods, import duty amount(s), reasons for tax refund and customs declaration form(s). If there are goods of different types in different customs declaration forms, a list of import duty-refund customs declarations is required together with a commitment to accurate declaration form and supply of adequate documents of application for import duty refund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The original of C/O - form E specified at Point (d), Article 2 of this Decision;

d/ The import duty payment document (a copy of O/C and the original for comparison);

e/ The import contract (a copy of O/C and the original for comparison);

f/ The entrustment contract, in case of entrusted import (a copy and the original for comparison);

g/ The list of documents in the dossier.

The above dossiers of import duty refund must be submitted no later than October 15, 2008.

Local Customs Departments shall receive dossiers, examine and consider import duty refund and handle overpaid duty amounts to be refunded under the guidance at Point 5, Section IV, Part E of the Finance Ministry’s Circular No. 59/2007/TT-BTC of June 14, 2007, and relevant current regulations.

Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and replaces the Finance Minister’s Decision No. 41/2007/QD-BTC of May 31, 2007, promulgating Vietnam’s Special Preferential Import Duty Schedule for implementation of the ASEAN-Korea Free Trade Area.

Article 6.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall join in directing the implementation of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Xuan Ha

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 21/2008/QĐ-BTC ngày 05/05/2008 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do Asean – Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.596

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!