Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 18/2004/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/2004/CT-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2004

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2005

Năm 2005 là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cao hơn nữa khả năng hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đã được xác định trong Nghị quyết số 55/2001/QH10 của Quốc hội tạo đà phát triển cho những năm đầu của kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quán triệt đường lối tiếp tục đổi mới nêu trong Nghị quyết Trung ương 9, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, cụ thể hoá đầy đủ nhiệm vụ chủ yếu dưới đây vào kế hoạch năm 2005 của Bộ, ngành, địa phương mình:

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2005

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển đất nước, tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm và của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm chi phí sản xuất để nâng cao chất lượng tăng trưởng.

2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện mạnh mẽ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước.

3. Đổi mới mạnh hơn nữa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống của dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

4. Tiếp tục đổi mới về tổ chức và nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng người dân.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2005

1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,0 - 8,5%. Tiếp tục tạo các điều kiện cần thiết để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong những năm tiếp theo.

2. Phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và với thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới, trước hết là công nghệ sinh học để sản xuất các giống cây, giống con mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh hàng hoá nông nghiệp; tạo điều kiện và phát động phong trào thi đua trong nông dân, nông thôn phấn đấu tăng giá trị sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản. Tăng cường quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai. Tích cực chuẩn bị các biện pháp phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng...), chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống. Phấn đấu đạt giá trị gia tăng nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,5 - 4,0% (giá trị sản xuất tăng 4,5 - 5,0%).

3. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp đi đôi với phấn đấu giảm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Phấn đấu giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tăng 10,5 - 11% (giá trị sản xuất tăng 15,5 - 16,5%).

4. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ: bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp luật, xuất khẩu lao động... Chấn chỉnh, tổ chức lại thị trường bất động sản, tăng nguồn thu cho nhà nước qua loại dịch vụ này. Phát triển mạnh thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 7,9 - 8,2%.

5. Đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; mở rộng việc cổ phần hoá các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn; thực hiện phát hành trái phiếu đối với một số Tổng công ty lớn.

6. Chủ động và tích cực hơn trong việc chuẩn bị và bảo đảm các điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thích ứng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Thu hút mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tập trung tháo gỡ các khó khăn nhằm tăng tiến độ giải ngân vốn ODA. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 12 - 14%.

7. Tăng khả năng tài chính của đất nước; phấn đấu nâng tỷ lệ tích luỹ trong nước, huy động trên 37% GDP cho đầu tư phát triển; tổng thu ngân sách đạt từ 21 - 22% GDP.

Tiếp tục lành mạnh hoá tình hình tiền tệ, giảm nợ xấu, nợ quá hạn, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của hệ thống ngân hàng.

8. Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là trong ngành giáo dục, y tế, văn hoá để huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực này; đồng thời, cải tiến quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Đánh giá lại việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng để kịp thời điều chỉnh chính sách và cơ chế thực hiện, nâng cao hiệu quả của chương trình. Tăng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đặc biệt khó khăn vùng miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và tăng cường đào tạo lao động cho xuất khẩu. Từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.

9. Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, tiếp tục hoàn thiện thể chế hành chính. Nâng cao đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường tính hiệu quả, minh bạch các chính sách của nhà nước.

10. Tiếp tục củng cố quốc phòng và an ninh, kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh trấn áp các hoạt động tội phạm có tổ chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý xã hội.

III. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2005

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được tính đúng, tính đủ theo quy định của pháp luật, trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, sự biến động của thị trường, giá cả,...; thực hiện các biện pháp khuyến khích sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu; thực hiện những cam kết của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, quản lý việc hoàn thuế giá trị gia tăng, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước với mức động viên phấn đấu 21 - 22% so với GDP, trong đó thu thuế và phí 20 - 21% so với GDP. Dự toán thu nội địa của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương (không kể thu từ dầu thô) phải phấn đấu tăng tối thiểu 12% so với mức thực hiện năm 2004.

2. Dự toán chi ngân sách nhà nước tập trung bố trí thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Dự toán chi đầu tư phát triển phải bảo đảm đủ vốn theo tiến độ thực hiện đối với các dự án trọng điểm quốc gia; ưu tiên tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng biên giới khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các tỉnh địa bàn rộng, đông dân, hạ tầng còn yếu kém; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc Chương trình 135, các dự án định canh, định cư, tái định cư các vùng lòng hồ của các công trình thủy điện lớn, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến cơ sở, dự án bảo tồn và chống xuống cấp các di tích văn hoá quốc gia quan trọng; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; bảo đảm đủ vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; tiếp tục bố trí vốn thực hiện kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng các khu phân lũ, chậm lũ, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng các làng nghề, hạ tầng du lịch, hạ tầng chợ, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin mở rộng thị trường,...

b) Dự toán chi phát triển sự nghiệp khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, xã hội phải bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách và những mục tiêu, nhiệm vụ đã được quyết định. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (bổ sung thêm Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm), Chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng và các chương trình dự án lớn khác. Phải căn cứ vào các mục tiêu tổng thể và từng thời gian để bảo đảm sử dụng nguồn vốn ngân sách có hiệu quả thiết thực.

d) Chủ động bố trí đủ ngân sách và huy động các nguồn tài chính thực hiện cải cách tiền lương gắn với cải cách hành chính. Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách cần quán triệt mục tiêu cải cách tiền lương, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị và địa phương; thực hiện các biện pháp tạo nguồn cải cách tiền lương ở từng cơ quan, đơn vị từ các nguồn thu được để lại theo chế độ (tối thiểu 40%, riêng ngành y tế tối thiểu 35%), tiết kiệm chi thường xuyên không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương (tối thiểu 10%). Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương sử dụng tối thiểu 50% nguồn tăng thu năm 2004 và dự toán thu năm 2005 so dự toán 2004 để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

đ) Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương phải bố trí dự phòng ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt và xử lý những nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị dự toán các cấp ngân sách xây dựng dự toán theo đúng định mức, chế độ tiêu chuẩn quy định; dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ chi sẽ phát sinh trong năm dự toán; bố trí đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, nhất thiết không được để xảy ra tình trạng sau khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, khi tổ chức thực hiện lại đề nghị bổ sung ngoài dự toán.

3. Về công tác xây dựng dự toán ngân sách các cấp địa phương:

Năm 2005 là năm thứ hai trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, ủy ban nhân dân các cấp xây dựng dự toán ngân sách địa phương mình trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi đã được phân cấp ổn định; dự toán ngân sách các cấp địa phương năm 2005 được xây dựng trên cơ sở tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (nếu có) được ổn định theo mức Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Thủ tướng Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp trên đã giao năm 2004. Do vậy, trong việc lập dự toán ngân sách năm 2005, các địa phương cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước năm 2005 nêu trên và những quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; trong đó, cần lưu ý một số vấn đề sau:

a) Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: trên cơ sở đánh giá sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm 2004 (dự toán thu nội địa yêu cầu phấn đấu tăng tối thiểu 5% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ đã giao); dự báo tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2005 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế trên địa bàn và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn địa phương để tính đúng, tính đủ nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng khoản thu theo chế độ. Năm 2005, dự toán thu nội địa yêu cầu phấn đấu tăng tối thiểu 12% so với ước thực hiện năm 2004.

b) Xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương: phải căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2005, chế độ, chính sách, định mức chi hiện hành, căn cứ dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, xác định nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương đã được xác định như trên, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương cụ thể đối với từng lĩnh vực chi, trong đó thực hiện thứ tự ưu tiên bố trí như quy định ở trên theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

c) Đối với vốn từ nguồn thu giao quyền sử dụng đất, các địa phương bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tương ứng để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có kế hoạch sử dụng ngay từ đầu năm.

d) Chủ động tính toán nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại khoản d điểm 2 mục III phần A của Chỉ thị này.

đ) Xây dựng dự toán huy động tăng nguồn đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; đồng thời bảo đảm số dư nợ huy động (bao gồm cả số dự kiến huy động năm 2005) không lớn hơn 30% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương cấp tỉnh (riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không quá 100%). Chủ động bố trí ngân sách địa phương để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản đã vay, đã huy động, xử lý nợ xây dựng cơ bản, nợ của ngân sách xã, bảo đảm lành mạnh ngân sách địa phương theo đúng chế độ quy định.

e) Xây dựng dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (bổ sung thêm Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm), Chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (phần địa phương thực hiện) trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng chương trình mục tiêu theo quy định và tiến độ thực hiện của địa phương.

g) Trên cơ sở bố trí, sắp xếp ngân sách địa phương; căn cứ tình hình thực hiện dự toán bổ sung có mục tiêu ngân sách cấp trên năm 2004, xây dựng dự toán chi thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng đề nghị bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên theo quy định tại tiết b khoản 2 Điều 29 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước. Các nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để đầu tư bao gồm các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng, Chương trình Biển Đông - Hải đảo, các chương trình mục tiêu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề, hỗ trợ đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ, đường giao thông phục vụ công tác quản lý biên giới, kè biên giới,...); các chương trình, dự án, đề án lớn khác.

4. Cùng với việc xây dựng dự toán chi ngân sách, yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc báo cáo, phân tích, giải trình, đánh giá cụ thể hiệu quả các khoản chi tiêu ngân sách. Đồng thời, phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quyết toán và kiểm tra phê duyệt quyết toán ngân sách năm 2003 theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Thực hiện việc xử lý ngay những tồn tại, sai phạm đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện và kiến nghị xử lý.

B. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Về tiến độ xây dựng kế hoạch:

Đầu tháng 6 năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2005, hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 cho các Bộ, ngành, địa phương, các Tổng công ty 91 để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2004, các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 và báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 20 tháng 7 năm 2004 để tổng hợp trình Chính phủ.

Trong tháng 8 năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2005, đồng thời dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước.

Trong tháng 9 năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước để Chính phủ trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Trước ngày 20 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2005 cho các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ năm 2005.

Trước ngày 25 tháng 11 năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết cho các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91.

Trước ngày 10 tháng 12 năm 2004, các Bộ, ngành, địa phương quyết định phương án phân bổ xong kế hoạch và dự toán ngân sách cho cấp dưới trên cơ sở nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính

2. Về phân công thực hiện:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, xây dựng các phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch năm 2005.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan nghiên cứu xây dựng tiêu chí bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Bộ, cơ quan Trung ương năm 2005; tiêu chí bố trí vốn bổ sung có mục tiêu về chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản, Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các khoản bổ sung có mục tiêu khác, trình cấp có thẩm quyền quyết định, làm căn cứ xây dựng phương án phân bổ, giao số bổ sung vốn xây dựng cơ bản có mục tiêu năm 2005 cho các địa phương.

Tổ chức hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển và phương án phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chủ trì cùng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến kế hoạch và phương án phân bổ vốn cho các chương trình, dự án. Tổng hợp phương án phân bổ dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia.

Làm việc với các Bộ, ngành và các địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư và Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2005.

b) Bộ Tài chính:

Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2004; xây dựng khái toán ngân sách và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2005 cho các Bộ, ngành, các địa phương.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2005; làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương về dự toán ngân sách. Làm việc với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố yêu cầu (theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước).

c) Các Bộ, cơ quan nhà nước, các Tổng công ty 91:

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Các Bộ, cơ quan quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng và các chương trình dự án, đề án lớn khác chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm việc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan về đánh giá tình hình thực hiện thời gian qua, nhiệm vụ, dự toán và phương án phân bổ kinh phí năm 2005 thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 7 năm 2004.

Các Bộ, cơ quan nhà nước theo chức năng của mình, trên cơ sở tính toán các nguồn lực có thể khai thác được, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp, các cơ chế chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách hiện hành trình cấp thẩm quyền ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách (trước ngày 01 tháng 7 năm 2004), thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, các cơ quan có liên quan làm căn cứ xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách.

d) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước báo cáo các cơ quan Trung ương theo quy định; đồng thời, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 18/2004/CT-TTg

Hanoi, May 31, 2004

 

DIRECTIVE

ON ELABORATION OF THE 2005 SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN AND STATE BUDGET ESTIMATES

The year 2005, the last year of the 2001-2005 five-year plan, is of extremely important significance for the attainment of the socio-economic development targets of the 2001-2005 five-year plan set in the National Assembly's Resolution No. 55/2001/QH10 in order to create a development momentum for the first years of the next 5-year plan.
The Prime Minister hereby requests the ministries, branches and localities to thoroughly grasp the guideline on continued renewal set out in the Resolution of the 9th plenum of the Party Central Committee, create all favorable conditions for the maximum exploitation of potentials and advantages, step up economic development, and fully concretize the following principal tasks in their 2005 plans:

A. MAJOR OBJECTIVES AND TASKS OF THE 2005 PLAN

I. OBJECTIVES:

1. To develop the economy in a fast, efficient and sustainable manner. To mobilize to the utmost and efficiently use various resources for national development, create marked changes in quality, efficiency and competitiveness of products and the economy. To step up economic restructuring and reduce production costs in order to raise growth quality.

2. To continue to efficiently fulfill international economic integration commitments and roadmaps; to apply strong solutions to boosting export promotion in parallel with exploitation of the domestic market.

3. To continue stronger renewal in the fields of education and training, health, and culture along the direction of stepping up the socialization and raising the quality thereof. To enhance the work of scientific and technological research, develop and raise the quality of human resources, well implement policies on hunger elimination and poverty alleviation, raise the living standards of people, especially those in deep-lying, remote and ethnic minority areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. MAJOR TASKS OF THE 2005 PLAN:

1. To strive to achieve an economic growth (GDP) rate of 8.0-8.5%. To continue creating necessary conditions for the economy to develop at higher rates in a stable and sustainable manner in subsequent years.

2. To develop agriculture along the direction of stepping up economic restructuring, combining agricultural production with the processing industry and market, especially the export market. To apply the results of research into new sciences and technologies, first of all the biological technology, to the production of new plant varieties and animal breeds in order to raise productivity, quality and competitiveness of agricultural commodities; to create conditions for, and launch, emulation movements among peasants in rural areas, striving to increase the production value and raise the competitiveness of farm produce. To enhance land-use planning and management. To actively prepare measures to prevent and combat natural disasters (floods, droughts, forest fires,...), take initiative in coping with all circumstances in a timely manner. To strive to increase the agricultural-forestry-fishery value by 3.5-4.0% (the production value increase by 4.5-5.0%).

3. To maintain the high industrial growth rate, renew technologies, raise the industrial production efficiency in parallel with reduction of production costs in order to raise competitiveness, sustain and develop in the course of international economic integration. To develop processing industries, especially farm produce processing and exports-producing industry. To strive to increase the industrial added value by 10.5-11.0% (the production value increase by 15.5-16.5%).

4. To develop in a diversified manner, and raise the quality of, services such as post and telecommunications, transport, tourism, finance, banking, audit, legal consultancy, labor export,. To rectify and reorganize the real estate market, increase the State's revenues from this type of service. To strongly develop the domestic market, especially rural, mountainous, deep-lying and remote markets. To strive to increase the service added value by 7.9-8.2%.

5. To step up the reorganization of State enterprises; to expand equitization of large corporations and State enterprises; to effect the issuance of bonds for a number of large corporations.

6. To take initiative and be more active in preparing and ensuring conditions for international economic integration. To continue fulfilling the signed international commitments. To well prepare conditions for accession to the World Trade Organization (WTO); to create a fair, transparent, stable, smooth and highly competitive investment and business environment in the region. To attract, and raise the efficiency of, foreign direct investment. To concentrate efforts on removing difficulties so as to speed up the disbursement of ODA capital. To strive to increase the export turnover by 12-14%.

7. To raise the national financial capability; to strive to increase the domestic accumulation rate and mobilize more than 37% of GDP for development investment; to strive to achieve the total budget revenues of 21-22% of GDP.

To continue to make healthy the monetary situation, reduce bad debts and overdue debts, and raise the quality of the banking system's services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To efficiently settle burning social issues. To reevaluate the implementation of national target programs, Program 135 and the project on planting 5 million hectares of forests in order to adjust in time policies and mechanisms for implementation and raising the efficiency of the programs. To increase investment in socio-economic development in provinces meeting with exceptional difficulties in mountainous areas in Northern Vietnam, the Central Highlands and Western Southern Vietnam. To step up labor export activities, formulate management mechanisms and policies and enhance training of labor for export. To step by step repel social evils. To take measures to minimize traffic accidents.

9. To speed up the process of administrative reform, continue perfecting the administrative institutions. To raise the ethics and capabilities of the contingent of officials and public employees. To raise the efficiency and transparency of the State's policies.

10. To continue consolidating national defense and security, combine defense and security with socio-economic development; to continue stepping up the repression of organized criminal activities; to enhance disciplines in social management.

III. TASK OF ELABORATING THE 2005 STATE BUDGET ESTIMATES:

1. The State budget revenue estimates must be accurately and adequately calculated according to law provisions on the basis of analyzing and forecasting economic growth elements as well as market changes and price fluctuations'; to take measures to encourage production and business, expand markets and increase export; to fulfill commitments of the international economic integration process; to step up the application of measures to enhance management of value added tax collection and reimbursement, prevent under-collection, combat smuggling and trade fraud.

To estimate the State budget revenues with the desirable mobilization level of 21-22% of GDP, of which the tax and charge revenues shall represent 20-21% of GDP. To strive to increase the domestic revenue estimates of the ministries, central agencies and localities (excluding the revenues from crude oil) by at least 12% over the 2004's figure.

2. The State budget expenditure estimates should focus on the performance of the following major tasks:

a/ To estimate expenditures on development investment, ensuring adequate capital for national key projects according to their execution tempo; to prioritize the increase of investment capital for socio-economic development in mountainous provinces in Northern Vietnam, Northern Central Vietnam, the Central Highlands, border areas meeting with difficulties, regions inhabited by ethnic minority people, large and populous provinces with poor infrastructures; to prioritize the allocation of capital to projects under Program 135, projects on sedentarization and resettlement of reservoir-bed areas covered by large hydro-electric power projects, project on planting 5 million hectares of forests, the State's medical examination and treatment establishments, especially at provincial and grassroots levels, project on conservation and prevention of degradation of important national cultural relics; to allocate adequate reciprocal capital to ODA-funded projects; to ensure adequate capital for planning and investment preparation; to continue allocating capital for solidification of irrigation canals, development of rural traffic and infrastructures for flood-diverging and -slowing areas, aquaculture, craft villages, tourism and marketplaces; to support trade promotion activities, supply market information and expand markets,.

b/ To estimate expenditures on the development of science and technology, education and training, culture, health and social affairs, ensuring funding for realization of regimes and policies and fulfillment of set objectives and tasks. Non-business units with revenues shall fully and efficiently implement the financial management mechanism under the Government's Decree No. 10/2002/ND-CP of January 16, 2002, the State's administrative agencies shall widely implement the mechanism of assignment of package payroll and funding under the Prime Minister's Decision No. 192/2001/QD-TTg of December 17, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To take initiative in allocating adequate budget and mobilize different financial sources for wage reform associated with administrative reform. The ministries, central agencies, localities and budget-using units should firmly grasp the objectives of wage reform, considering it an important task of their respective agencies, units and localities; to take measures to create sources for wage reform in each agency and unit from revenue sources permitted to be left under the prescribed regime (at least 40%, particularly for the health service, at least 35%), savings from regular expenditures, excluding wages and amounts of wage nature (at least 10%). The central budget and local budgets of all levels shall use at least 50% of the revenue increase of 2004 and the increase of the 2005 revenue estimate over the 2004 estimate to create sources for wage reform.

e/ The central budget and local budgets of all levels must set aside budget reserves according to the provisions of the State Budget Law in order to take initiative in coping with natural disasters, floods, and dealing with other urgent tasks arising beyond the estimates.

The ministries, central agencies, localities and units estimating budgets at various levels shall elaborate estimates strictly according to the prescribed norms, regimes and criteria; fully anticipate expenditure tasks which will arise in the estimation year; ensure the performance of important tasks, must not permit the happening of the situation that additional amounts are requested in the course of implementation after the budget estimates have been assigned by competent authorities.

3. Regarding the work of elaborating local budget estimates:

As 2005 is the second year of the budget-stabilizing period as prescribed in the State Budget Law, the People's Committees of all levels shall elaborate budget estimates of their respective localities on the basis of revenue sources and spending tasks already assigned to them in a stable manner; the 2005 estimates of local budgets of all levels, elaborated on the basis of the percentage (%) of revenues divided among local budgets of all levels and additional amounts allocated from the budgets of superior levels to the budgets of subordinate levels (if any), shall be stabilized at the levels decided by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the People's Councils, and assigned in 2004 by the Prime Minister or the People's Committees of superior levels. Therefore, in elaborating the 2005 budget estimates, localities should adhere to the above-said 2005 State budget objectives and tasks as well as the provisions of the State Budget Law, paying attention to the following issues:

a/ The estimation of the State budget revenues in localities: On the basis of evaluating the performance of the 2004 revenue tasks (to strive to increase the domestic revenue estimates by at least 5% over the estimates assigned by the Prime Minister); the 2005 economic growth forecast and revenue sources of each branch and each field, economic establishments in localities and newly-arising revenue sources in localities, to accurately and fully calculate revenue sources in each field or each collection item according to regime. In 2005, to strive to increase the domestic revenue estimates by at least 12% over the achieved figure of 2004.

b/ The estimation of local budget expenditures must be based on the 2005 socio-economic development tasks of the localities, the current expenditure regimes, policies and norms, the State budget revenue estimates in the localities, and revenue sources enjoyed by local budgets according to decentralization. Within the local budget revenue sources already determined above, to elaborate specific local budget expenditure estimates for each spending field in the above-prescribed priority order under the provisions of the State Budget Law.

c/ For capital from land-use right transfer revenues, the localities shall arrange corresponding capital construction investment expenditure estimates for investment in socio-economic infrastructures, with their use planned right from the beginning of the year.

d/ To take initiative in calculating sources for wage reform according to the provisions of Item d, Point 2, Section III, Part A of this Directive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ To estimate expenditures on implementation of national target programs (added with the national target program on crime prevention and control), Program 135 and project on planting 5 million hectares of forests (the work volume performed by localities) on the basis of the prescribed specific objectives and tasks of each target program and tempo of implementation by localities.

g/ On the basis of allocating local budgets and based on the implementation of targeted additional estimates of superior budgets in 2004, to estimate expenditures on the execution of important projects and tasks requiring targeted additions from superior budgets according to the provisions of Item b, Clause 2, Article 29 of the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6, 2003 detailing and guiding the implementation of the State Budget Law. Capital sources from the central budget in direct support of local budgets for investment include national target programs, Program 135, project on planting 5 million hectares of forests, the East Sea-island program and other target programs under the Prime Minister's decisions (support shall be given to investment in infrastructures of border economic zones, infrastructures for tourist, craft villages, aquaculture, flood-diverging and -slowing areas, traffic roads in service of the work of border management, border embankments,...); as well as other large programs, projects and schemes.

4. Together with the estimation of budget expenditures, the ministries, central agencies, localities and budget-using units are requested to report, analyze, explain and evaluate in detail the efficiency of budget expenditures. And at the same time, to concentrate efforts on directing and organizing the settlement, examination and approval of the 2003 budget settlements strictly according to the provisions of the State Budget Law. To handle immediately outstanding problems and violations which have been detected and proposed for handling by the inspecting or auditing bodies.

B. PLAN ELABORATION TEMPO AND ASSIGNMENT OF RESPONSIBILITIES FOR IMPLEMENTATION

1. Regarding the plan elaboration tempo:

In early June 2004, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall issue a circular guiding the elaboration of the 2005 socio-economic development plan and budget estimates, provide guidance on the 2005 socio-economic development framework plan and State budget estimates to the ministries, branches, localities and Corporations 91 for use as basis for the elaboration of their plans.

In June and July 2004, the ministries, branches, localities and Corporations 91 shall elaborate their 2005 socio-economic develop-ment plans and State budget estimates and report them to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the agencies managing national target programs before July 20, 2004 for synthesis and submission to the Government.

In August 2004, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall synthesize the 2005 socio-economic development plan and budget estimates, and at the same time propose a plan on distribution of the plan and State budget norms.

In September 2004, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall report on the socio-economic development plan and State budget estimates to the Government for further submission to the National Assembly strictly according to the provisions of the State Budget Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Before November 25, 2004, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall provide detailed guidance thereon to ministries, branches, localities and Corporations 91.

Before December 10, 2004, the ministries, branches and localities shall decide on the plan on complete allocation of plans and budget estimates to their subordinates on the basis of tasks assigned by the Prime Minister and the guidance of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

2. Regarding the assignment of responsibilities for implementation:

a/ The Ministry of Planning and Investment:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, calculating and formulating plans and major balances for use as basis for guiding the ministries, branches and localities to elaborate their 2005 plans.

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the concerned ministries in, studying and formulating criteria for allocation of capital construction investment capital to ministries and central agencies in 2005; criteria for allocation of targeted additional capital on the 2005 capital construction investment expenditures from the central budget to local budgets in support of capital construction investment, national target programs, Program 135, project on planting 5 million hectares of forests, and other targeted additions, and submit them to competent authorities for decision for use as basis for the elaboration of the 2005 plans on allocation and assignment of targeted capital construction capital additions to localities.

To guide the elaboration and synthesis of the 2005 socio-economic development plan.

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, projecting the development investment plans and capital construction investment capital allocation plans; coordinate with the Ministry of Finance as well as ministries and branches managing national target programs in projecting plans on allocation of capital to programs and projects. To synthesize plans on allocation of expenditure estimates to national target programs.

To work with the ministries, branches and localities on the 2005 socio-economic development plan, investment and national target programs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To guide ministries, branches and localities in evaluating the implementation of the 2004 State budget estimates; elaborate budget estimates and notify the code numbers for examination of 2005 State budget revenue-expenditure estimates to ministries, branches and localities.

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the concerned agencies in, elaborating and synthesizing the 2005 State budget estimates; work with ministries and central agencies in elaborating budget estimates. To work with the People's Committees of the provinces and centrally-run cities at the latter's requests (according to the provisions of the State Budget Law).

c/ The ministries, State agencies and Corporations 91:

To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in elaborating socio-economic development tasks and budget estimates in the fields under their respective management.

The ministries and the agencies managing national target programs, Program 135, project on planting 5 million hectares of forests as well as other large programs, projects and schemes shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in, working with the concerned ministries, branches and localities in evaluating the implementation of the 2005 tasks, estimates and funding allocation plans in the fields under their respective management over the past time, and send reports thereon to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before July 30, 2004.

The ministries and State agencies, according to their respective functions and on the basis of calculating exploitable resources, shall elaborate socio-economic criteria and propose new solutions, mechanisms, policies or regimes, or propose the amendment or supplementation of current regimes and policies, submit them to competent authorities for promulgation before the time of elaborating the State budget estimates (before July 1, 2004), and notify such to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance as well as the concerned ministries and agencies for use as basis for the elaboration of their plans and budget estimates.

d/ The People's Committees of the provinces and centrally-run cities:

To guide, organize and direct all levels and branches in their respective localities to elaborate their socio-economic development plans and State budget estimates and report thereon to central agencies according to regulations; and at the same time to submit them to competent authorities for decision.

The Prime Minister requests the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees to organize the implementation of this Directive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 18/2004/CT-TTg ngày 31/05/2004 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.635

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.194.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!