Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Lương Trào, Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 28/02/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội , ngày 28 tháng 2 năm 2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 16/2000/ TTLT-BTC-BLĐ NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 152/1999/NĐ-CP NGÀY 20/9/1999 CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam (sau đây gọi là người lao động) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế độ tài chính như sau:

A- QUY ĐỊNH CHUNG.

1. Đối tượng áp dụng tại Thông tư này là các doanh nghiệp cung ứng lao động và người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 2, Điều 3 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.

1.1.Đối với người lao động:

a/ Người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân , đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b/ Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp cung ứng lao động có nghĩa vụ nộp tiền đặt cọc và phí dịch vụ cho doanh nghiệp đưa đi.

c/ Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân do người lao động ký trực tiếp với bên thuê lao động ở nước ngoài khi đăng ký hợp đồng tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội phải nộp một khoản chi phí hành chính phục vụ cho việc đăng ký, theo dõi và quản lý lao động. Mức tối đa là 100.000 đồng ( một trăm nghìn đồng).

1.2. Đối với doanh nghiệp:

a/ Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 5 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP , khi được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải nộp lệ phí cấp giấy phép.

b/ Doanh nghiệp phải nộp phí quản lý nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý lao động ngoài nước.

c/ Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cung ứng lao động được phép thu tiền đặt cọc và phí dịch vụ của người lao động.

2. Chế độ tài chính theo các qui định tại Thông tư này cũng áp dụng cho các đối tượng được qui định tại điều 26 Nghị định số 152/1999/NĐ- CP.

3. Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý thống nhất việc người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, được thu và quản lý, sử dụng lệ phí cấp phép, phí quản lý và tiền nộp phạt của doanh nghiệp theo đúng mục đích.

4. Các khoản thu về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của Thông tư này.

5. Người lao động và doanh nghiệp vi phạm về tài chính sẽ bị xử lý theo quy định tại Thông tư này.

B - CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I -ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Tiền đặt cọc.

Người lao động trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp cung ứng lao động phải đặt cọc cho doanh nghiệp một khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Mức đặt cọc do doanh nghiệp và người lao động thoả thuận trong hợp đồng, nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại phụ lục số 01/LT kèm theo Thông tư này.

Người lao động nộp tiền đặt cọc cho doanh nghiệp trong vòng 15 ngày trước khi xuất cảnh ra nước ngoài làm việc.

Sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, nếu không vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đưa đi thì người lao động được nhận lại toàn bộ tiền đặt cọc và tiền lãi theo quy định của Kho bạc Nhà nước. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đưa đi thì tiền đặt cọc bị khấu trừ theo quy định tại khoản 6, Mục I, phần B của Thông tư này.

2. Phí dịch vụ.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ nộp phí dịch vụ cho doanh nghiệp đưa đi theo qui định sau đây:

a/ Trường hợp tiền lương theo hợp đồng mà bên sử dụng lao động trả cho người lao động không bao gồm tiền ăn, ở, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì phí dịch vụ phải nộp không quá 12% tiền lương/tháng theo hợp đồng. Riêng đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải biển thì mức nộp phí dịch vụ không quá 18% tiền lương nói trên.

b/ Trường hợp tiền lương theo hợp đồng bao gồm cả tiền ăn, ở, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm y tế mà không tách ra được thì người lao động phải nộp mức phí dịch vụ không quá 8% tiền lương/tháng theo hợp đồng, đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên các tàu vận tải biển thì mức nộp phí dịch vụ không quá 12% tiền lương đó.

c/ Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng lao động với bên sử dụng lao động và được trả với mức lương mới, hoặc trong thời gian làm việc mức lương trong hợp đồng được điều chỉnh thì mức nộp phí dịch vụ được tính lại theo mức lương mới kể từ ngày được điều chỉnh và thời gian nộp tính đến cả thời gian gia hạn hợp đồng.

d/ Thủ tục nộp phí dịch vụ: Căn cứ hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp, người lao động nộp phí dịch vụ theo quy định tại điểm 3.1, khoản 3, Mục II, phần B của Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội.

Người lao động thực hiện đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Thuế thu nhập cá nhân.

Người lao động có thu nhập cao có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trường hợp người lao động làm việc ở những nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập theo qui định tại Hiệp định đó.

5. Các chi phí khác.

Người lao động phải chịu các chi phí sau đây:

a/ Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc (trừ trường hợp được phía sử dụng lao động đài thọ).

b/ Chi phí khám tuyển sức khoẻ theo mức quy định của Bộ y tế.

c/ Chi phí làm hồ sơ thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Sau khi được tuyển chọn đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, nếu người lao động không có nhu cầu đi nữa thì người lao động phải chịu các khoản chi phí do doanh nghiệp đã chi để kiểm tra ngoại ngữ, kiểm tra tay nghề cho người lao động theo yêu cầu của hợp đồng với đối tác nước ngoài và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

6. Xử lý vi phạm.

Trong quá trình thực hiện, nếu người lao động vi phạm hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ bị xử lý như sau:

- Bồi hoàn về vật chất đối với các thiệt hại do người lao động gây cho chủ sử dụng lao động theo luật pháp của nước sở tại và cho doanh nghiệp đưa đi .

- Phải nộp đủ các khoản về phí dịch vụ , bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân (nếu có) trên cơ sở mức lương theo hợp đồng và thời gian nộp được tính đến ngày người lao động về nước.

Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và phải về nước do nguyên nhân khách quan (chiến tranh, thiên tai, xí nghiệp phá sản, sức khoẻ .v.v..) thì không phải nộp các khoản nghĩa vụ kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

II- ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh.

Lệ phí cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh về đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 10.000.000 đ/giấy phép.(Mười triệu đồng )

Doanh nghiệp được hạch toán khoản nộp lệ phí cấp giấy phép vào chi phí hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Thu, quản lý và thanh toán tiền đặt cọc.

Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được phép thu tiền đặt cọc của người lao động để đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Việc thu tiền đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng do người lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và thực hiện trong vòng 15 ngày trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc.

a/ Mức và cách thức đặt cọc:

Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng thị trường, từng hợp đồng và từng đối tượng lao động cụ thể, doanh nghiệp thoả thuận với người lao động về mức đặt cọc, thu một lần trước khi đi hoặc trừ dần vào tiền lương hàng tháng của người lao động nhưng tổng số tiền đặt cọc không vượt quá mức quy định tại phụ lục số 01/LT kèm theo.

b/ Loại tiền đặt cọc:

Tiền đặt cọc được tính bằng đô la Mỹ . Trường hợp thu bằng đồng Việt Nam thì căn cứ vào mức nộp bằng đô la Mỹ quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu nộp.

c/ Quản lý tiền đặt cọc:

Chậm nhất là 15 ngày kể từ khi nhận tiền đặt cọc của người lao động, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số thu tiền đặt cọc của người lao động vào một tài khoản của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Kỳ hạn gửi tiền được tính theo thời hạn hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã ký kết.

Việc rút tiền từ tài khoản này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp xuất trình biên bản thanh lý hợp đồng với người lao động cho Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Trường hợp người lao động không đến thanh lý hợp đồng, Kho bạc Nhà nước chỉ cho rút tiền đặt cọc của người lao động khi có ý kiến bằng văn bản của Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

d/ Thanh toán tiền đặt cọc:

Sau khi người lao động về nước, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người lao động đến thanh lý hợp đồng đã ký kết. Việc thanh toán tiền đặt cọc được thực hiện cùng với việc thanh lý hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp đưa đi và người lao động.

Người lao động có thể uỷ quyền cho thân nhân (có xác nhận của UBND phường, xã) đến doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng đã ký kết.

+ Trường hợp người lao động không gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho người lao động và lãi tiền gửi theo quy định của Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

+ Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền khấu trừ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi của người lao động theo quy định tại khoản 6, mục I, phần B của Thông tư này.

Số tiền đặt cọc sau khi khấu trừ (nếu còn), doanh nghiệp phải hoàn trả cho người lao động.

- Trường hợp người lao động tự chấm dứt hợp đồng trước thời hạn ra ngoài làm ăn bất hợp pháp hoặc sau 3 tháng kể từ khi doanh nghiệp thông báo mà người lao động không đến thanh lý hợp đồng thì doanh nghiệp được quyền khấu trừ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi của người lao động theo qui định tại khoản 6, mục I, phần B của Thông tư này và báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài -Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Số tiền đặt cọc sau khi khấu trừ (nếu còn), doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi tại Kho bạc Nhà nước.

- Nếu tiền đặt cọc không đủ bù đắp thiệt hại do người lao động gây ra thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động nộp thêm.

3. Phí dịch vụ.

3.1. Phí dịch vụ là doanh thu của doanh nghiệp về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Doanh nghiệp thu phí dịch vụ của người lao động theo khoản 2, Mục I, phần B của Thông tư này .

Người lao động được trả lương bằng loại tiền nào (bản tệ hoặc đô la Mỹ) thì phí dịch vụ được tính toán theo tỷ lệ quy định trên tiền lương bằng loại tiền đó hoặc tính trên số đô la Mỹ quy đổi tương đương từ loại tiền được trả theo tỷ giá tại từng thời điểm thanh toán (tương ứng với thời điểm trả lương cho người lao động).

- Trường hợp bên thuê lao động ở nước ngoài trả lương trực tiếp cho người lao động thì doanh nghiệp có thể thoả thuận với người lao động để thu phí dịch vụ: thu trước một lần hoặc thu từng đợt trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp thu trước phí dịch vụ của người lao động thì phải thu bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại từng thời điểm thu tiền.

3.2. Sử dụng phí dịch vụ: Doanh nghiệp sử dụng phí dịch vụ để chi cho hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, kể cả kiểm tra ngoại ngữ, kiểm tra tay nghề cho người lao động theo yêu cầu của hợp đồng với đối tác nước ngoài và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

4. Phí quản lý .

a/ Mức phí quản lý:

Các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nộp phí quản lý bằng 1% khoản thu phí dịch vụ cho Cục quản lý lao động với nước ngoài -Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán xây dựng, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài hoặc đầu tư ra nước ngoài thì mức phí quản lý bằng 0,5% tổng quỹ lương trả cho người lao động.

Doanh nghiệp được hạch toán khoản nộp phí quản lý vào chi phí hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

b/ Cách thức nộp:

Doanh nghiệp tạm nộp phí quản lý cho Cục quản lý lao động với nước ngoài-Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khi đăng ký hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Số tiền tạm nộp được căn cứ vào đăng kí số lượng lao động, mức lương, thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng và được quyết toán hàng năm.

5. Chế độ báo cáo:

a/ Định kì và hàng năm doanh nghiệp phải lập và gửi cho Cục Quản lý lao động với nước ngoài- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội các báo cáo sau:

+ Báo cáo tình hình thực hiện các khoản thu, nộp 6 tháng đầu năm, chậm nhất là ngày 15 tháng 7 và thực hiện cả năm chậm nhất là ngày 30/1 năm sau ( theo phụ lục số 02/LT ).

+ Báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của hoạt động xuất khẩu lao động , chậm nhất là ngày 30/1 năm sau ( theo phụ lục số 03/LT).

+ Báo cáo kế hoạch năm sau trên cơ sở tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm.chậm nhất là ngày 20 tháng 10 năm trước ( theo phụ lục số 04 /LT).

b/ Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Cục Quản lí lao động với nước ngoài-Bộ Lao động - thương binh và xã hội và các cơ quan có thẩm quyền.

6. Xử lý vi phạm.

Doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc bên nước ngoài vi phạm hợp đồng gây ra theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật nước sở tại, đồng thời bị xử lý như sau:

a/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi trường hợp sau đây:

- Thu quá mức tiền đặt cọc, thu sai phí dịch vụ, thu sai thời gian quy định.

- Chậm nộp tiền đặt cọc vào KBNN theo quy định.

- Chậm gửi báo cáo theo thời hạn quy định.

b/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và có thể bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động đối với mỗi trường hợp sau:

- Tái phạm các vi phạm quy định tại điểm(a )nói trên.

- Thu tiền đặt cọc của người lao động khi chưa có hợp đồng hoặc không có hợp đồng với đối tác nước ngoài.

- Tự đặt ra các khoản thu trái quy định.

Người lao động khiếu kiện doanh nghiệp không thực hiện đúng các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và các điều khoản đã thoả thuận khi thanh lý hợp đồng lao động.

c/ Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Sau 6 tháng kể từ khi người lao động được tuyển chọn đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, nếu doanh nghiệp chưa đưa đi được thì phải thông báo cho người lao động biết rõ lý do. Trong trường hợp đó, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa hoặc doanh nghiệp không thể sắp xếp cho người lao động đi được thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho người lao động toàn bộ các khoản thu trước về tiền vé máy bay, tiền đặt cọc, phí dịch vụ, BHXH, phí quản lý ngoài nước (nếu có).

III- CHẾ ĐỘ QUẢN LÍ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP, PHÍ QUẢN LÍ, TIỀN NỘP PHẠT

1/Cục quản lý lao động với nước ngoài-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được thu lệ phí cấp giấy phép, phí quản lý và tiền nộp phạt của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này. Toàn bộ số thu này sẽ được quản lý và sử dụng theo qui định riêng của bộ Tài chính.

2/ Khoản chi phí hành chính do người lao động đi làm việc có thời hạnở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân nộp phải được đưa vào cân đối chung trong kế hoạch tài chính hàng năm của Sở Lao động Thương binh và xã hội.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 1999, thay thế cho Thông tư liên Bộ số 05/LB TC-LĐTBXH ngày 16/1/1996 và các văn bản khác trái với Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người lao động phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và xã hội để nghiên cứu giải quyết.

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

PHỤ LỤC 01/LT

QUI ĐỊNH MỨC TỐI ĐA TIỀN ĐẶT CỌC
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 16 /2000 /TTLT BTC-BLĐTBXH ngày 28 /2/ 2000.)

Stt

Nước, khu vực

Mức tối đa tiền đặt cọc

1

Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan.

01 lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc theo giá vé của Hàng không Việt Nam và 03 tháng lương theo hợp đồng.

2

Các nước Trung đông và Châu Phi

01 lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc theo giá vé của Hàng không Việt Nam và 01 tháng lương theo hợp đồng.

3

Các nước khác

01 lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc theo giá vé của Hàng không Việt Nam và 02 tháng lương theo hợp đồng.

4

Sĩ quan và thuyền viên

03 tháng lương theo hợp đồng.

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No.16/2000/TTLT-BTC-BLDTBXH

Hanoi, February 28, 2000

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF FINANCIAL REGIMES FOR VIETNAMESE LABORERS AND SPECIALISTS SENT ABROAD TO WORK FOR A DEFINITE TIME UNDER THE GOVERNMENT’S DECREE No.152/1999/ND-CP OF SEPTEMBER 20, 1999

In furtherance of the Government’s Decree No.152/1999/ND-CP of September 20, 1999 on sending Vietnamese laborers and specialists (hereinafter referred to as laborers) abroad to work for a definite time, the Finance Ministry and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby jointly guide the implementation of a number of financial regimes as follows:

A. GENERAL PROVISIONS

1. Subject to this Circular are labor-supplying enterprises and laborers who are sent abroad to work for a definite time in the forms stipulated in Articles 2 and 3 of the Government’s Decree No.152/1999/ND-CP of September 20, 1999.

1.1. For laborers:

a/ Laborers shall have to pay personal income tax as well as social insurance premiums, and enjoy the social insurance regime under the current regulations of the State.

b/ Laborers who are sent abroad to work for a definite time through labor-supplying enterprises shall have to pay deposit money and service charges to the sending enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. For enterprises:

a/ Enterprises that fully meet conditions stipulated in Clause 1, Article 5 of Decree No.152/1999/ND-CP, when being granted licenses for sending laborers abroad to work for a definite time, shall have to pay the licensing fee.

b/ Enterprises shall have to pay management charges to contribute to enhancing the overseas labor management work.

c/ Enterprises sending laborers abroad to work for a definite time in form of labor-supply contracts shall be entitled to collect deposit money and service charges from laborers.

2. The financial regimes stipulated in this Circular shall also apply to subjects defined in Article 26 of Decree No.152/1999/ND-CP.

3. The Overseas Labor Management Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall exercise the unified management of the sending of Vietnamese laborers abroad to work for a definite time; collect, manage and use the licensing fee, management charges and fines of enterprises for the right purposes.

4. The collections on the sending of Vietnamese laborers abroad to work for a definite time shall comply with the provisions of this Circular.

5. Laborers and enterprises that commit financial violations shall be handled according to the provisions of this Circular.

B. SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Deposit money

Laborers, before going abroad to work for a definite time through labor-supplying enterprises, shall have to deposit a sum of money to such enterprises in order to ensure their performance of the already concluded contracts.

The deposit amounts shall be agreed upon by enterprises and laborers in contracts but shall not exceed the levels stipulated in Appendix 01/LT to this Circular.

Laborers shall pay deposits to enterprises within 15 days before their departure for overseas labor.

After fulfilling the contracts and returning home, if not breaching the contracts and causing damage to the employers and the sending enterprises, laborers shall be entitled to receive back the entire deposit amounts and interests thereon according to the stipulations of the State Treasuries. If laborers breach the contracts, thus causing damage to the employers and the sending enterprises, their deposit money shall be recouped according to the provisions of Clause 6, Section I, Part B of this Circular.

2. Service charges

Laborers who are sent to work overseas shall have to pay service charges to the sending enterprises according to the following stipulations:

a/ Where the contractual wages paid by employers to the laborers do not cover the meals, accommodation, labor accident insurance and medical insurance for the time the laborers work overseas, the payable service charges shall not exceed 12% of their monthly wages according to the contracts. Particularly for officers and crew members working on board sea-shipping vessels, the service charge levels shall not exceed 18% of the above-said wages.

b/ Where the contractual wages cover the meals, accommodation, labor accident insurance and medical insurance, which cannot be separated, the laborers shall have to pay service charges not exceeding 8% of their monthly wages according to the contracts. For officers and crew members working on board sea-shipping vessels, the payable service charge levels shall not exceed 12% of the said wages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Service charge payment procedures: On the basis of the contracts concluded between the laborers and the enterprises, the laborers shall pay service charges according to the provisions of Point 3.1, Clause 3, Section II, Part B of this Circular.

3. Social insurance

Laborers shall pay social insurance premiums and enjoy the social insurance regime according to the State’s current regulations.

4. Personal income tax

Laborers with high incomes shall have to pay personal income tax according to the State’s current regulations.

Where laborers work in the countries that have signed agreements on avoidance of double taxation with Vietnam, they shall only have to fulfil the income tax obligations according to the provisions of such agreements.

5. Other expenses

Laborers shall have to bear the following expenses:

a/ Airfares from Vietnam to the countries of their workplaces (except for cases of financial support by employers).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The expense for dossiers and procedures for working overseas according to the State’s current regulations.

After being selected for working overseas, if laborers do not have the demand therefor, they shall have to bear all expenses already paid by enterprises for their foreign language and professional examinations for them as required by the contracts with foreign partners as well as for vocational training for laborers before they are sent to work abroad.

6. Handling of violations

In the course of working overseas for a definite time, if breaching contracts, laborers shall be dealt with as follows:

- To pay material compensation for damage caused to the employers according to laws of the host countries, and to the sending enterprises.

- To pay all service charges, social insurance premiums and personal income tax (if any) on the basis of the contractual wage levels, and the payment duration shall be counted till the date the laborers return home.

Where laborers have to terminate their contracts ahead of time and return home due to objective causes (wars, natural calamities, enterprise bankruptcy, poor health conditions...), they shall not have to fulfil their financial obligations as from the date of termination of the contracts.

II. FOR ENTERPRISES

1. Licensing fee for specialized business operations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises shall be entitled to account the licensing fee amount into the expenses for activities of sending laborers to work abroad.

2. Collection, management and payment of deposit money

Enterprises sending Vietnamese laborers abroad to work for a definite time shall be allowed to collect the laborers’ deposit money to ensure the latter’s performance of the concluded contracts.

The deposit collection must be clearly stated in the contracts signed by laborers with the sending enterprises and effected within 15 days before the laborers’ departure for working overseas labor.

a/ Deposit levels and modes:

On the basis of the concrete conditions of each market, each contract and each specific labor subject, enterprises shall reach agreement with laborers on the deposit levels, the lump-sum collection before the latter’s departure or the gradual deduction from the laborers’ monthly wages, provided that the total deposit amounts shall not exceed the levels prescribed in Appendix 01/LT enclosed herewith.

b/ Deposit currency:

The deposit currency shall be US dollar. Where the deposits are collected in Vietnam dong, the payable amounts in USD shall be converted into the VN dong amounts according to the average exchange rate on the inter-bank market announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection.

c/ Management of deposit money:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The withdrawal of money from these accounts shall be effected only when the concerned enterprises produce minutes on contract liquidation with laborers to the State Treasuries where they have opened their accounts. Where laborers fail to come for the contract liquidation, the State Treasuries shall allow the withdrawal of their deposits only when there is the written consent of the Overseas Labor Management Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

d/ Settlement of deposit money:

After the laborers return to the country, the concerned enterprises shall have to send them notices requesting them come for liquidation of the concluded contracts. The settlement of deposit money shall be carried out simultaneously with the liquidation of the contracts signed between the sending enterprises and the laborers.

The laborers may authorize their next of kin (with certification of the commune/ward People’s Committees) to come to enterprises for the liquidation of the already concluded contracts.

+ Where the laborers do not cause economic damages to enterprises, the latter shall have to refund them the entire deposit amounts as well as the interests thereon according to the stipulations of the State Treasuries where enterprises have opened their accounts.

+ Where the laborers breach contracts, thus causing economic damage to enterprises, the enterprises shall have the right to recoup their deposit amounts and interests thereon according to Clause 6, Section I, Part B of this Circular.

Enterprises shall have to refund laborers the amounts of deposit (if any), left after recouping.

- Where laborers arbitrarily terminate contracts ahead of time and do business illegally or 3 months after enterprises send them notices the laborers still fail to come for contract liquidation, the enterprises shall have the right to deduct their deposit amounts and interests thereon according to the stipulations of Clause 6, Section I, Part B of this Circular and report such to the Overseas Labor Management Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Enterprises shall have to oversee the remaining deposit amounts (if any) at the State Treasuries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Service charges

3.1. Service charges mean enterprises’ turnover from the sending of Vietnamese laborers abroad to work for a definite time.

- Enterprises shall collect service charges from laborers according to Clause 2, Section I, Part B of this Circular.

Laborers are paid in which currency (local currency or USD) the service charges shall be calculated in that currency according to the wage percentages, or calculated on the USD amounts converted equivalently from the paid currency according to the exchange rate at the time of calculation (corresponding to the time of wage payment to laborers).

- Where the foreign employers pay wages directly to laborers, enterprises may reach agreement with the laborers to collect service charges: lump-sum collection in advance or collection by installments in the course of performance of the contracts.

If enterprises collect service charges from laborers in advance, the collection must be effected in Vietnam dong according to the average exchange rate on the inter-bank market announced by the State Bank of Vietnam at each time of money collection.

3.2. Use of service charges: Enterprises shall use service charges to cover expenses for their labor export activities according to the current financial management regime, including the foreign language knowledge and professional skill examinations for laborers as required by the contracts with foreign partners as well as the vocational training for laborers before they are sent to work overseas.

4. Management charges

a/ Management charge levels:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where enterprises send laborers abroad to work in form of construction contracting or subcontracting, overseas product-sharing joint-venture or overseas investment, the management charge level shall represent 0.5% of the total wage fund to be paid to laborers.

Enterprises may account the management charges into the expenses for activities of sending laborers abroad to work for a definite time.

b/ Mode of payment:

Enterprises shall temporarily pay the management charges to the Overseas Labor Management Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs when registering contracts on sending Vietnamese laborers abroad to work for a definite time. The sum of money to be temporarily paid shall be determined on the basis of registration of the number of laborers, wage levels and working time of laborers under contracts and shall be settled annually.

5. Reporting regime

a/ Periodically and annually, their enterprises shall have to make and send to the Overseas Labor Management Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs the following reports:

+ The report on the collections and remittances in the first 6 months of the year as well as the whole year, respectively on July 15 of the current year and January 30 of the subsequent year at the latest.

+ The sum-up report on the financial situation of labor exporting activities, on January 30 of the subsequent year at the latest.

+ The report on the plan of the subsequent year on the basis of the performance situation in the first 9 months of the current year, on October 20 of the current year at the latest.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Handling of violations

Enterprises shall have to pay compensation for damage caused to laborers due to their or the foreign partners’ breaches of the contracts according to Vietnamese laws and laws of the host countries, and at the same time be handled as follows:

a/ A fine of between 200,000 VND and 1,000,000 VND for one of the following cases:

- Collecting deposit money in excess of the prescribed levels, improperly collecting service charges improperly, making the collection not according to the prescribed time for collection.

- Late remittance of the collected deposit amounts into the State Treasuries as prescribed.

- Late submission of the reports according to the prescribed time-limits.

b/ A fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND and possible suspension of the sending of Vietnamese laborers abroad to work for a definite time or withdrawal of operation licenses, for one of the following cases:

- Repeating the violations mentioned at Point (a) above.

- Collecting the laborers’ deposits when there are not yet or no contracts with foreign partners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The laborers complain or take action against enterprises for their failure to strictly comply with the State’s current regimes and policies as well as the agreed terms when liquidating the labor contracts.

c/ Where serious consequences are caused, the violators shall be administratively disciplined or have their cases transferred to the competent bodies for penal liability examination.

7. 6 months after the laborers are selected to be sent to work overseas, if enterprises fail to send them abroad, they must notify the laborers of the reasons therefor. In that case, if the laborers have no more demand to work overseas or the enterprises cannot send them to work overseas, the enterprises shall have to refund the laborers all advance collections, including the airfares, deposits, service charges, social insurance premiums and overseas management charges (if any).

III. REGIME OF MANAGEMENT OF LICENSING FEE, MANAGEMENT CHARGES AND FINES

1. The Overseas Labor Management Department of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be entitled to collect licensing fee, management charges and fines paid by enterprises according to the provisions of this Circular. All these collections shall be managed and used according to specific regulations of the Finance Ministry.

2. The administrative expenses paid by laborers who are sent abroad to work for a definite time under individual contracts must be included in the general balance of the annual financial plan of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service.

C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect as from December 1st, 1999 and replaces Inter-ministerial Circular No.05/LB-TC-LDTBXH of January 16, 1996 and the other legal documents contrary to this Circular.

2. In the course of implementation, if any problems arise, the ministries, branches, localities, enterprises and laborers are requested to report them to the Finance Ministry and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Luong Trao

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

 

APPENDIX 01/LT

REGULATIONS ON MAXIMUM DEPOSIT LEVELS

(Issued together with Joint Circular No.16/TTLT-BTC-BLDTBXH of February 28, 2000)

No

Countries, regions

Maximum deposit levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Japan, the Republic of Korea, Taiwan

Airfares for one-way trips from Vietnam to the countries of workplaces according to the fare rates set by Vietnam Airline and 3-month contractual wages

2.

Middle-East and African countries

Airfares for one-way trips from Vietnam to the countries of workplaces according to the fare rates set by Vietnam Airlines and one-month contractual wages

3.

Other countries

Airfares for one-way trips from Vietnam to the countries of workplaces according to the fare rates set by Vietnam Airlines and 2-month contractual wages

4.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3-month contractual wages

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/02/2000 hướng dẫn chế độ tài chính đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định 152/1999/NĐ-CP do Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.817

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!