Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 156/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 156/2006/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Thương mại tại Tờ trình số 3281/TTr-BTM ngày 29 tháng 5 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 (dưới đây viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động.

3. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

4. Phát triển nhập khẩu theo hướng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tư và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD.

- Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD.

- Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm - thủy sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

- Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hỗ trợ môi trường kinh doanh

- Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính - viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển, Logistics… để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

- Cải cách thủ tục và hiện đại hóa hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu.

- Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác.

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

- Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.

- Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.

- Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hóa trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.

3. Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại

- Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.

- Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch – văn hóa, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông qua các kênh truyền thông quốc tế.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

- Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.

4. Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.

5. Xây dựng Chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng.

- Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.

- Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.

Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các Tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.

6. Hạn chế nhập siêu

Dựa trên quan điểm của Đề án là kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các giải pháp hạn chế nhập siêu được định hướng là:

- Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, trước hết là đối với các thị trường nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu;

- Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạnh tranh và dự báo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu trong nước; đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;

- Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp tình hình phát triển kinh tế; hạn chế nhập siêu;

- Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nước ngoài;

- Thúc đẩy các hình thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, thu hút kiều hối;

- Tăng cường thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài; viện trợ phát triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thương mại có trách nhiệm:

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội ngành hàng để thống nhất triển khai Đề án.

- Tổ chức cung cấp thông tin, theo dõi, cập nhập, đánh giá tình hình thực hiện nội dung các đề án xuất khẩu ngành hàng; tổng hợp, báo cáo và đề xuất các chính sách, cơ chế cần thiết để thúc đẩy thực hiện Đề án và các đề án xuất khẩu ngành hàng.

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đề xuất phương án chuyển đổi cơ chế sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ Ngoại giao kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu; chủ trì thực hiện nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại; nhóm giải pháp hạn chế nhập siêu và phối hợp với các cơ quan để thực hiện các nhóm giải pháp liên quan khác của Đề án.

2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

- Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan xây dựng lộ trình cụ thể và triển khai thực hiện các nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trường kinh doanh, về hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính – tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu; các nội dung liên quan của nhóm các giải pháp hạn chế nhập siêu; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhóm giải pháp khác có liên quan của Đề án.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định các ngành hàng cần hỗ trợ và xây dựng đề án hỗ trợ đào tạo nghề và nguồn nhân lực cho các ngành hàng xuất khẩu được xác định.

4. Các Bộ, ngành quản lý sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án xuất khẩu chuyên ngành và phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai quy hoạch, chương trình phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của địa phương trên cơ sở các định hướng phát triển xuất khẩu của Đề án và các đề án xuất khẩu chuyên ngành do các Bộ quản lý sản xuất chủ trì xây dựng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 156/2006/QD-TTg

Hanoi, June 30, 2006

 

DECISION

RE: APPROVAL OF THE PLAN FOR EXPORT DEVELOPMENT FOR THE PHASE FROM 2006 TO 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Upon on proposal of the Ministry of Trade in Petition 3281/TTr-BTM dated May 29, 2006,

HEREBY DECIDES:

Article 1. The Plan for Export Development for the phase from 2006 to 2010 (better known as the Plan) with the following contents is approved.

I. DEVELOPMENT VIEWS

1. Pushing up implementation of the guidelines on encouraging exports of goods and services so as to contribute to GDP growth, production development and labour attraction in compliance with rules of the World Trade Organization and international agreements that Vietnam is a member.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Encouraging and mobilizing resources of all economic sectors and luring more foreign investment for production of export commodities, step by step creating prestigious brands to satisfy requirements of export markets.

4. Boosting imports in the orientation of focusing resources on investment and production development; controlling trade deficit by increasing export value so as to keep the balance of payment and macro stability of the economy from negatively affected.

II. DEVELOPMENT GOALS

1. General aims

Achieving high, sustainable export growth rate. Speeding up investment in production of competitive export products, which are capable to gain a considerable market share in the world market. Changing export structure in the orientation of accelerating exports of products with high added value; processed and manufacture products and those with high content of technology and intelligence, reducing share of raw exports; pushing up service exports.

2. Specific aims

- Obtaining an average goods export growth rate of 17.5% per annum and earning an annual goods export value of $72.5 billion by 2010.

- Obtaining an average service export growth rate of 16.3% per annum and earning an annual goods export value of $12 billion by 2010.

- Agricultural – forestry – aquatic products should make up 13.7%; fuel and mineral products, 9.6%; industrial and high-tech products 54.0%; and other products, 22.7% of the total export value. In terms of geographical structure, the Asian market should represent 45.0%; European market, 23%; American market, 24%; and the Oceanic market, 5.0%; and other markets, 3% of the total export turnover.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. MAJOR SOLUTIONS

1. Supporting business environment

- Expanding business rights and opening the market for trading, distributing of goods and services in accordance with international agreements that Vietnam is a member; ensuring the principle of equal treatment in providing export assistance services in Vietnam; step by step eliminating monopoly in the fields of post and telecom, energy, insurance, transport, sea port, logistics, etc to improve business performance and reduce business costs for the business community.

- Facilitating establishment and operation of centers that supply materials to enterprises producing export commodities.

- Reforming formalities and modernizing customs work, minimizing time for customs procedures for export and import.

- Signing agreements on banking international payments with export markets facing difficulties in transaction and payment guarantee; signing bilateral agreements and mutual recognition on food safety, sanitary and phytosanitary with trade partners.

2. Enhancing the system of financial, credit and investment policies for the export sector

- Renewing credit policies in the orientation of market economy; improving credit policies for development of export production and export credit policies in compliance with the views and aims of the Plan and the WTO’s rules and other international agreements that Vietnam is a member; launching more credits modes, ensuring favourable capital access conditions and credit modes at commercial banks; gradually providing loans to importers with stable value and large share, especially of agricultural products.

- Properly implementing the mechanism on tax refund for businesses importing materials to supply to export manufacturers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Keep exchange rates at levels as near real levels as possible and matching purchase power of dong, tie dong to a number of freely exchangeable currencies so as to avoid risks against exporters.

3. Improving administration over trade promotion activities

- Renewing operation, management and use of the Fund for Economic Diplomacy so as to improve its efficiency in assisting the business community developing markets and seeking for business partners.

- Diversifying and expanding trade promotion modes.

- Improving quality of construction and implementation of the annual national trade promotion program; coordinating promotion activities to organize trade, investment and tourism promotion programs for several sectors at the same time so as to promote the country’s image, even through international media.

- Pushing up high-level trade promotion activities to boost cooperation, investment and trading, especially to attract multinationals to invest in export manufacture.

- Reorganizing trade promotion organizations and the mechanism on providing market information and consultancy about investment, trade, law and business environment at home and abroad for the business community.

4. Training and developing labour resource for export production industries

- Setting up detailed plans and carrying out vocational training programs to solve the problem of labour dearth and improve quality of labour in export production sectors; speeding up socialization of vocational training services; balancing vocational training funds for export production industries in certain places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Setting up forecast programs and export boosting plans for sectors

- Setting up forecast programs to analyze competitiveness by 2010 for major export products and services.

- Constructing and carrying out plans to boost exports for export industries (this should be done by Ministries) on the basis of the development views and goals of the Plan and the aforesaid forecast programs as well as the strategy for development of industries by the year of 2010 approved by the Prime Minister.

Establishment of plans for specific industries should have consultancy and coordination of the Ministry of Trade, provincial People’s Committees and relevant sectoral corporations to ensure feasibility and suitability with international agreements that Vietnam is a member. There should be tight linkage between manufacturers of materials and those of export products through policies that create close ties between interests of the 2 subjects.

6. Restrict trade deficit

On the basis of the Plan’s goals of keeping trade deficit at a reasonable level, restricting it from negatively impacting balance of payment and macro stability of the economy, ensuring Vietnam international commitments, measures to control trade deficit are as the following:

- Boosting exports of goods and services, especially to markets that Vietnam has trade deficit with. This should be considered as major measure to control trade deficit;

- On the basis of ensuring compositeness and forecasting market demand, developing competitive products to satisfy domestic demand; renewing technology and management to save inputs;

- Controlling exchange rates and interest rates to match economic development, restricting trade deficit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Boosting the export, tourism and labour export sectors; luring more overseas remittance;

- Speeding up attraction and effective use of foreign investment and ODA.

IV. IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Trade is in charge of:

- Coordinating with Ministries, localities, corporations, groups and associations to carry out the plan.

- Providing information, updating information about implementation of export plans for sectors; consolidating, reporting and proposing necessary policies and mechanism to speed up implementation of the plan and export plans for specific sectors.

- Coordinating with the Ministry of Foreign Affairs to study and propose new mechanism on use of the Fund for Economic Diplomacy, submitting that to the Prime Minister for consideration.

- Presiding over and coordinating with relevant Ministries and industries to establish the plan for forecasting and analyzing competitiveness of major export products and services by 2010; presiding over implementation of measures to improve efficiency of trade promotion activities and restrict trade deficit and coordinate with relevant agencies to implement other measures of the plan.

2. The Ministries of Finance, Planning and Investment and the State Bank of Vietnam have the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Labour, War Invalid and Social Affairs is in charge of presiding and coordinating with relevant Ministries and industries to define sectors in need for support and establish plans to deliver vocational training support to sectors in need.

4. In the scope of management, Ministries and industries are responsible for studying and implementing specific export plans, coordinating tightly with the Ministry of Trade and other relevant agencies to carry out contents and measures of the Plan.

5. People Committee of provinces and cities under direct central management direct local agencies to construct and coordinate with central agencies to implement plans and programs for development of export production and boosting exports of local products on the basis of views and goals of the Plan and other export plans built by relevant Ministries.

Article 2. The Decision will come into effect in 15 days after it is publicized in the Gazette.

Article 3. Ministers, Directors of ministerial-level agencies, Government’s units, Chairmen of People’s Committees of provinces and cities under direct central management are in charge of implementation of the Decision./.

 

 

To:
- Party Central Secretariat;
- Prime Minister, Deputy Prime Ministers;
- Ministries, ministerial-level agencies;
- People’s Committees, People’s Councils of provinces and cities under direct central management,
- Party Central Office and Party’s units;
- President Office,
- National Council and committees of National Assembly,
- National Assembly Office,
- Supreme People’s Court,
- Supreme People’s Procuracy,
- Central units of organizations,
- National Administration Institute,
- Government Office,
-Archive

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.503

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.186.92
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!