Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/2013/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 24/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Vốn pháp định của NHNN là 10.000 tỉ

Mức vốn pháp định mới của Ngân hàng Nhà nước sẽ là 10.000 tỉ đồng, tăng 5.000 tỉ so với trước.

Nội dung mới này được quy định tại Quyết định 07/2013/QĐ-TTg về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hàng  năm, NHNN được trích 20% chênh lệch thu, chi để lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, tăng 10% so với quy định cũ, số dư thực của Quỹ này không được vượt quá 1 lần mức vốn pháp định.

Đồng thời NHNN sẽ trích 10% chênh lệch thu, chi để lập quỹ dự phòng tài chính, số dư tối đa của Quỹ không vượt quá 25% vốn pháp định.

Bên cạnh đó, NHNN phải có trách nhiệm phải hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu, chi theo đúng quy định của pháp luật.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/3/2013.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2013/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013

QUYỂT ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Các chế độ tài chính quy định tại Quyết định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chế độ này quy định về chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

Chế độ này không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Nhà nước và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 3. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định cụ thể của Chế độ này, số còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước không phải nộp các loại thuế đối với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.

Điều 5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch thu, chi tài chính; quản lý an toàn, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản được Nhà nước giao.

Điều 6. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 2.

VỐN VÀ QUỸ

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng các loại vốn sau đây:

1. Vốn pháp định.

2. Tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước.

4. Vốn đi vay.

5. Vốn khác

Điều 8. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười ngàn) tỷ đồng.

Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn sau:

1. Các nguồn vốn hiện có: Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.

2. Nguồn vốn đuợc bổ sung:

a) Vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có).

b) Khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Chế độ này.

c) Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.

d) Nguồn vốn khác (nếu có)

Điều 9. Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, gồm có:

1. Các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng:

- Các khoản nợ được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.

- Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán và ngân quỹ:

- Các khoản tổn thất trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ...

- Tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ.

3. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:

- Tổn thất về tiền, vàng, và giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước gửi tiền bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.

- Rủi ro do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế; rủi ro trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng.

4. Các khoản tổn thất khác trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.

5. Xử lý các khoản thanh toán với nhà nước và ngân sách nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các trường hợp khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Số dư của khoản dự phòng rủi ro được trích lập từ khi có Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ được chuyển thành số dư đầu của khoản dự phòng rủi ro được trích lập theo Chế độ này để tiếp tục sử dụng theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro.

Điều 10. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm theo quy định tại Điều 16 Chế độ này để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính:

1. Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Số dư thực có của Quỹ không vượt quá 1 (một) lần mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho các mục đích sau đây:

- Cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp sự cố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng;

- Cho vay đối với các thành viên tham gia hệ thống thanh toán để hỗ trợ hệ thống thanh toán trong trường hợp gặp sự cố đe dọa đến việc đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán và an toàn hệ thống ngân hàng;

- Cho vay đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thực hiện các biện pháp góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng sau khi bảo hiểm tiền gửi đã sử dụng các nguồn vốn nhưng không đủ;

- Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

- Các khoản phát sinh khác liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương.

Trường hợp số dư của Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Quỹ dự phòng tài chính: Mức tối đa của quỹ không vượt quá 25% vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng:

- Bù đắp phần còn lại những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng rủi ro trích lập trong chi phí.

- Bù đắp khoản chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có) do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng quỹ này. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp các tổn thất, thiệt hại, chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có), Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

Điều 11. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính.

Ngân hàng Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp; khấu hao tài sản cố định được để lại theo quy định; trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Việc quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, chuyển nhượng, thanh lý, kiểm kê và đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

THU, CHI TÀI CHÍNH

Điều 12. Ngân hàng Nhà nước có các khoản thu sau đây:

1. Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư, gồm: Thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu về đầu tư chứng khoán, thu khác về hoạt động tín dụng.

2. Thu về nghiệp vụ thị trường mở.

3. Thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng).

4. Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ.

5. Thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

6. Lợi tức thu được từ vốn góp vào doanh nghiệp đặc thù.

7. Các khoản thu khác.

Điều 13. Ngân hàng Nhà nước có các khoản chi sau đây:

1. Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng:

a) Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối; chi về nghiệp vụ thị trường mở;

b) Chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; chi về dịch vụ thanh toán và thông tin; chi khác về hoạt động nghiệp vụ;

c) Chi cho các hoạt động phòng, chống rửa tiền.

2. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước, gồm:

a) Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức do Nhà nước quy định; chi bổ sung thu nhập theo cơ chế khoán;

b) Chi ăn trưa hàng tháng, tối đa bằng mức lương tối thiểu quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước;

c) Chi trang phục giao dịch; chi phương tiện bảo hộ lao động;

d) Chi khen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước; mức chi 2 khoản này hàng năm bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm.

3. Các khoản đóng góp theo lương (kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định), chi cho các hoạt động đoàn thể.

4. Trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

5. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ bao gồm: Chi vật tư văn phòng; chi về cước phí bưu điện và truyền tin; chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan; chi xăng dầu; chi công tác phí; chi lễ tân, khánh tiết, hội nghị; chi phí cho việc thanh tra, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến; chi về tài liệu, sách báo, tạp chí, thư viện, tuyên truyền, quảng cáo, chi cho các hoạt động và quản lý công vụ khác.

6. Chi về tài sản:

a) Trích khấu hao tài sản cố định;

b) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ lao động; chi thuê tài sản;

c) Chi về thanh lý tài sản.

7. Trích 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm để đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng, Khoản chi này được thực hiện cho tới khi Ngân hàng Nhà nước có đủ mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 8 Chế độ này.

8. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các ngành có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của Ngân hàng; mức chi tối đa bằng 1 tháng lương bình quân thực hiện trong năm.

9. Các khoản chi từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ quy định.

10. Chi lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 9 của Chế độ này.

11. Chi về nghiệp vụ góp vốn vào doanh nghiệp đặc thù (không bao gồm phần vốn góp).

12. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Về cơ chế khoán kinh phí hoạt động đối với Ngân hàng Nhà nước.

1. Nguyên tắc khoán kinh phí hoạt động:

a) Xác định mức khoán chi đối với các khoản chi của Ngân hàng Nhà nước, trừ các khoản chi nêu tại Khoản 1, Khoản 6 tiết a, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 và Khoản 11 Điều 13 Chế độ này, trên cơ sở số định biên của Ngân hàng Nhà nước, các định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước, tình hình thực hiện năm trước liền kề, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng hàng năm (CPI) và các khoản chi đột xuất (nếu có).

b) Trích một phần từ chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước để bổ sung kinh phí khoán.

c) Phần kinh phí tiết kiệm được do thực hiện khoán chi và trích từ chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để bổ sung thu nhập cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước ở mức tối đa không quá 0,8 lần lương, phụ cấp lương thực tế thực hiện trong năm và sử dụng vào các mục đích khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc phân phối thu nhập theo kết quả, chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, gắn thu nhập với hiệu quả công việc.

d) Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế khoán và xác định mức khoán chi phí quản lý cho từng thời kỳ, từ 03 (ba) năm trở lên, có chia ra các năm.

2. Điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động:

a) Trong thời kỳ thực hiện phương án khoán, từ năm thứ hai trở đi, Ngân hàng Nhà nước được tự điều chỉnh mức khoán của năm theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản chi cho cán bộ công chức (lương, phụ cấp lương, ăn trưa, khen thưởng phúc lợi, các khoản đóng góp theo lương...) được xác định lại theo mức tiền lương tối thiểu chung của năm hiện hành và số biên chế được cấp có thẩm quyền giao;

- Các khoản chi khác được điều chỉnh lại, tối đa bằng mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Tổng cục Thống kê công bố;

- Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm điều chỉnh lại mức khoán nêu trên và báo cáo Bộ Tài chính để quản lý, theo dõi.

- Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh phương án khoán trong các trường hợp sau:

- Do bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân khách quan khác;

- Khi chênh lệch thu, chi thực hiện bị giảm so với kế hoạch từ 20% trở lên do thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều 15. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu, chi theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Các khoản thu, chi của Ngân hàng Nhà nước được hạch toán theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ số quy đổi do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Điều 16. Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ phần kinh phí khoán trên chênh lệch thu, chi theo cơ chế khoán được xử lý như sau:

1. Trích lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Mức trích bằng 20% chênh lệch thu, chi hàng năm.

2. Trích lập quỹ dự phòng tài chính: Mức trích bằng 10% chênh lệch thu, chi hàng năm.

3. Đóng góp vào các tổ chức quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện cho Chính phủ Việt Nam (nếu trong năm tài chính có phát sinh).

4. Số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.

Việc trích nộp ngân sách nhà nước được thực hiện hàng quý theo hình thức tạm nộp; mức tạm nộp bằng 60% chênh lệch thu, chi thực tế của quý, phần còn lại sẽ nộp vào ngân sách nhà nước sau khi báo cáo quyết toán tài chính năm đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm nộp ngân sách nhà nước cao hơn mức 60% chênh lệch thu, chi thực tế của quý trên cơ sở đảm bảo số tạm nộp trong năm không vượt quá chênh lệch thu, chi phải nộp cả năm.

Chương 4.

KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THU, CHI TÀI CHÍNH

Điều 17. Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 18. Kế hoạch thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước được lập hàng năm, gửi Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán và chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Điều 19. Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm được lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 hàng năm.

Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kết quả kiểm toán được báo cáo Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tài chính.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Chế độ này./.

PRIME MINISTER
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------

No.: 07/2013/QD-TTg

Hanoi, January 24, 2013

 

DECISION

ON FINANCIAL REGULATION OF THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on organization of the government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on State bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on state budget dated December 16, 2002;  

At the requests of the Governor of the State Bank of Vietnam and Minister of Finance; 

Prime Minister promulgates a Decision to provide for financial regulation of the State Bank of Vietnam,

Article 1. This Decision is enclosed with the financial regulation of the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. The Governor of the State Bank, Minister of Finance, Ministers, Heads of Ministerial-level Agencies, Heads of the Government's Affiliates, Chairpersons of People’s Committees of Central-affiliated Cities or Provinces shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

FINANCIAL REGULATION

OF THE STATE BANK OF VIETNAM
(Enclosed with Decision No. 07/2013/QD-TTg dated January 24, 2013 by Prime Minister)

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Regulation shall not apply to public service providers that gain the autonomy in their performance of tasks, organizational structure, payroll personnel and finance in accordance with the Government’s regulations, and SBV's affiliates with independent accounting.

Article 2. In principle revenues and expenditures of SBV shall be governed by the Law on state budget and the Law on State Bank of Vietnam.

Article 3. SBV may use revenues to cover its operating expenses. The difference between revenues and expenditures shall be paid to state budget after setting aside for establishment of funds as referred to by the Law on State Bank of Vietnam and this Regulation.

Article 4. SBV must not pay taxes on its professional activities and services.

Article 5. The SBV’s Governor shall assume responsibility before the Prime Minister for formulation of plans for revenues and expenditures, management and use of capital sources and assets allocated by the Government.

Article 6. Ministry of Finance that exercises the governmental authority for finance shall be responsible for instructing and inspecting activities relating to revenues and expenditures of SBV.

Chapter 2.

CAPITAL AND FUNDS

Article 7. SBV shall manage and use the following types of capital:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Issued money in circulation to enforce national monetary policy.

3. Deposits by credit institutions and State Treasuries.

4. Loans.

5. Other capital.

Article 8. The legal capital of SBV shall be VND 10,000 (ten thousand) billion.

This level of legal capital may be changed upon the Prime Minister’s decision made at the requests of the Governor of SBV and Minister of Finance.

SBV’s legal capital is generated from the following sources:

1. Current sources of capital: Funding derived from state budget and funding for infrastructural development and purchase of fixed assets.

2. Additional sources of capital:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Appropriation of expenditure as 12% of annual average value of fixed assets as referred to in Clause 7 Article 13 of this Regulation.

c) Revaluation surplus of fixed assets as regulated by laws.

d) Other sources of capital (if any).

Article 9. SBV may appropriate 10% of difference between revenues and expenditures to set aside the risk provision and account it as its expenditure other than expenditure for risk provisions.  The balance of risk provision shall not exceed the amount which must be used to set aside risk provisions in accordance with regulations applicable to SBV.  Risk provision shall be used to make up or considered as losses on operation of SBV, including:

1. Credit losses:

- Debts cleared upon decision by Prime Minister but the Government does not provide funding to make up such cleared debts for SBV.

- Outstanding loans and debts paid on credit institutions’ behalf provided that evidence that SBV may not recover such debts because credit institutions are dissolved or declared bankrupt as referred to by laws must be presented.

2. Losses on payment and budgetary activities:

- Losses incurred when carrying out payment operations such as payment network errors, technologies, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Losses incurred from the management of foreign exchange reserves and the intervention and stabilization of domestic gold market.

- Losses in money, gold and financial instruments deposited at foreign banks because of the force majeure, e.g. war, terror or natural disaster occurs in the country where the bank receiving SBV’s deposits is situated resulting in that foreign bank is unable to make payment to SBV, or that foreign bank is declared bankrupt.    

- Risks of reduction in price of securities invested in international financial markets; risks of gold purity testing and reduction in gold price.  

4. Other losses incurred during SBV’s operation with persuasive evidence that there is not debtor or debtors are unable to make payment.

5. Settlement of payments made to the Government and state budget upon the approval by Prime Minister.

6. Other cases as decided by SBV's Governor.

The balance of risk provision set aside from the effective date of the Government’s Decree No. 100/1998/ND-CP dated December 10, 1998 shall be carried forwards to become the beginning balance of risk provision set aside as referred to by this Regulation to use as regulated by laws.

SBV shall lead and coordinate with Minister of Finance to promulgate regulation on management and use of risk provisions.

Article 10. SBV shall appropriate money from annual difference between revenues and expenditures as referred to in Article 16 of this Regulation for making additional payment to the fund for implementing national monetary policy and the financial reserve fund:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Fund’s actual balance shall not exceed SBV's legal capital.  The Governor of SBV decides to use balance of the fund for implementing national monetary policy to serve the following purposes:

- Provide loans to support credit institutions that encounter difficulties which cause influence on the security of banking system;

- Provide loans to participants in payment system to support the payment system when it has trouble and pose threat to the security of payment activities and banking system;

- Provide loans to Deposit Insurance of Vietnam (DIV) to implement measures for maintaining the stabilization of credit institutions and facilitating the healthy development of banking activities in case all sources of capital of DIV have been used but it is still not enough;

- Make capital contributions and/or purchase shares of credit institutions under special control as referred to in Clauses 2,3 Article 149 of the Law on credit institutions in 2010;

- Other payments made for implementing the monetary policy upon the approval by Prime Minister.

If the balance of the Fund for implementing national monetary policy is not enough for spending, SBV shall coordinate with Ministry of Finance to propose measures for making up the deficit to the Prime Minister.

SBV shall lead and coordinate with Ministry of Finance to promulgate regulation for management and use of balance of the fund for implementing national monetary policy.

2. Financial reserve fund: The fund’s maximum balance shall not exceed 25% of SBV's legal capital.  The balance of the financial reserve fund shall be used to serve the following purposes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Make up for annual deficit when expenditures exceed revenues (if any) due to the national monetary policy.

The balance of this fund shall be managed and used as regulated by Ministry of Finance. If the balance of the financial reserve fund is not enough for offsetting losses and annual deficit when expenditures exceed revenues (if any), SBV shall coordinate with Ministry of Finance to propose measures for making up the deficit to the Prime Minister.

Article 11. SBV shall make depreciation of fixed assets as regulated by Ministry of Finance.

SBV makes investments in infrastructural development and purchases fixed assets from the following sources of capital: Funding derived from state budget; depreciation of fixed assets left as regulated; appropriation from expenditure as 12% of annual average value of fixed assets and other legitimate sources of capital.

The management and use of capital for investment, purchase of fixed assets, transfer, liquidation, inventory and revaluation of assets of SBV shall be governed by prevailing laws.

Chapter 3.

REVENUES AND EXPENDITURES

Article 12. SBV has the following revenues:

1. Revenues from deposit operations, credit extension and investment, including: Interests of loans and deposits, revenues from securities investment and other revenues from credit activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Revenues from forex buying, selling and transactions (foreign currencies and gold).

4. Revenues from settlement, information and budgetary services.

5. Collection of fees and charges as referred to by laws.

6. Income from investments in specific enterprises.

7. Other revenues.

Article 13. SBV has the following expenditures:

1. Expenditures for SBV’s professional activities and services:

a) Expenditures for making payment of interests of deposits and loans; expenditures for forex buying, selling and transactions; expenditures for open market operation;

b) Expenditures for printing, coining, maintaining, protecting, transporting, delivering, issuing, recalling, replacing and destroying money; expenditures for settlement and information services; other expenditures for professional activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Expenditures for officials and contractual employees of SBV. To be specific:

a) Expenditures for salaries and allowances according to salary policies applicable to officials and public employees adopted by SBV; expenditures for additional earnings as allocated;

b) Expenditures for monthly meal charges, which shall not exceed the minimum salary rate of officials and public employees;

c) Expenditures for uniforms and personal protective equipment;

d) Expenditures for regular and irregular bonuses and welfares for SBV’s employees and officials; The annual level of expenditure for these two items shall be equal to total balance of fund for paying salaries during the year.

3. Salary-based contributions (union dues, social insurance and health insurance premiums, and other contributions as regulated), expenditures for unions’ activities.

4. Hardship allowance and severance pay as referred to by laws.

5. Expenditures for administrative management and missions: office stationeries, postage and message sending charges, expenditures for electricity, water, hygiene and medical services; petroleum charges; expenses for business trips; expenditure for protocol, festivals and meetings; expenditure for inspection and auditing of SBV’s operations; expenditure for training in professional skills, scientific and technological research, initiatives and innovations; expenditure for documents, books, magazines, library fees, propagation and promotion, and other expenditures for administrative management and missions.

6. Asset-related expenditures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Expenditures for maintaining and repairing assets; purchasing working tools; and leasing assets;

c) Expenditure for liquidation of assets.

7. 12% of annual average value of fixed assets shall be appropriated to invest in professional operations and technologies of the bank. This expenditure shall be made until SBV has enough the legal capital as regulated in Article 8 herein.

8. Expenditures for rewarding entities of different sectors that have make significant contribution to SBV’s operation; this expenditure shall not exceed the average amount of salaries paid for one month during the year.

9. Expenditures with funding derived from state budget as regulated.

10. Expenditures for setting aside risk provisions as referred to in Article 9 herein.

11. Expenditures for making contributions to specific enterprises (excluding the contributed capital).

12. Other expenditures as referred to by laws.

Article 14. Allocation of predetermined operational expenditure for SBV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Determine levels of expenditures allocated to the SBV, except for expenditures mentioned in Clause 1, Clause 6 Point a, Clause 7, Clause 8, Clause 9, Clause 10 and Clause 11 Article 13 of this Regulation, on the basis of the number of payroll employees of SBV, current expenditure levels regulated by the Government, expenditures allocated in previous year, annual increase of consumer price index (CIP) and unexpected expenditures (if any).

b) An amount of the difference between revenues and expenditures of SBV shall be appropriated to allocate predetermined expenditures.

c) The amount saved from the predetermination of allocated expenditures and appropriation of difference between revenues and expenditures of SBV shall be used to increase income of SBV’s officials provided that it shall not exceed 0.8 times of salaries and allowances paid during the year, and used to serve other purposes as regulated by Ministry of Finance.  

SBV’s Governor shall decide that increase of income according to working results and achievements of officials and employees on an impartial and appropriate manner in association with working performance.

d) Ministry of Finance shall instruct the policy for allocation of predetermined administrative expenditure, the level of expenditure allocated for each period which including at least 03 (three) years or more, and that for each year.

2. Adjustment of operational expenditure:

a) During the period when the plan for allocation of predetermined expenditure, as of the second year, SBV may adjust the level of expenditure allocated for each according to the following principle:

- Expenditures for officials (including salaries, allowances, meal charges, rewards, benefits and salary-based contributions, etc.) may be re-determined according to the minimum salary rate in current year and the number of payroll employees approved by competent authorities;- Other expenditures shall be adjusted and may equal to the increase rate of the consumer price index (CPI) announced by the General Statistics Office of Vietnam;

- SBV shall be responsible for adjusting the allocation of predetermined expenditures and report it to Ministry of Finance for monitoring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Functions and tasks are additionally assigned upon decisions by competent authorities; or

- Having natural disasters or other objective reasons; or

- Difference between revenues and expenditures reduces about 20% or more in comparison with the plan due to the implementation of national monetary policy.  

Article 15. SBV is responsible for aggregating revenues and expenditures into accounts in a sufficient, accurate and timely manner as referred to in the laws on accounting and statistics.  SBV’s revenues and expenditures shall be entered into accounts on the principle of accrual-basis accounting. Revenues and expenditures in foreign currencies or in gold must be exchanged into VND according to the exchange rate announced by SBV at the time they occur.

Article 16. SBV’s annual surplus between revenues and expenditures, after deducting the appropriation of surplus for allocation of predetermined expenditures as regulated, shall be handled as follows:

1. 20% of the annual surplus between revenues and expenditures shall be appropriated for setting aside the Fund for implementing national monetary policy.

2. 10% of the annual surplus between revenues and expenditures shall be appropriated for setting aside the financial reserve fund.

3. SBV shall make contributions to international organizations on behalf of Vietnam's Government (if any contribution must be made during the financial year).

4. The remaining amount of the annual surplus between revenues and expenditures shall be paid to state budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 4.

FINANCIAL PLAN AND FINANCIAL STATEMENT

Article 17. SBV's financial year begins on January 01st and ends on December 31st of calendar year.

Article 18. SBV’s financial plan shall be prepared on an annual basis and sent to Ministry of Finance for appraisal and aggregation in state budget estimates as referred to by the Law on state budget.

SBV shall comply with regulations on accounting and accounting documents as referred to in the laws on accounting and statistics.

Article 19. Financial statement shall be made on an annual basis as regulated by Ministry of Finance, approved by the Governor of SBV and submitted to Ministry of Finance by February 15 annually.

The auditing and authentication of annual financial statements of SBV shall be undertaken by the State Audit Office of Vietnam. Auditing results shall be reported to the National Assembly and/or the Prime Minister and informed to Ministry of Finance.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.537

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.61.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!