Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Tiến hành công tác đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng đúng không?
- Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
- Hệ thống tổ chức của cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Tiến hành công tác đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng đúng không?
Tiến hành công tác đảng là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng đúng không thì tại Quy định 51-QĐ/TW năm 2021, có nêu:
...
Ban Bí thư quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Cơ quan chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhằm xây dựng Quân đội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, là trách nhiệm của các tổ chức và mọi cán bộ, đảng viên.
Như vậy, tiến hành công tác đảng là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng.
Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại Mục IV Quy định 51-QĐ/TW năm 2021, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu cao.
- Xuất phát từ đường lối, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tình hình thực tiễn của đất nước, đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự và các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động và đời sống của Quân đội, sát với từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách.
- Có tính quần chúng rộng rãi, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân trong Quân đội, các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức, hội quần chúng ở các cấp.
- Có kế hoạch, chủ động, sáng tạo, thiết thực, cụ thể, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cơ bản lâu dài.
Hệ thống tổ chức của cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Mục I Quy định 51-QĐ/TW năm 2021, hệ thống tổ chức của cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
(1) Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở 4 cấp
- Toàn quân có Tổng cục Chính trị.
- Cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và đơn vị tương đương có cục chính trị.
- Cấp sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, lữ đoàn và đơn vị tương đương có phòng chính trị.
- Cấp trung đoàn và đơn vị tương đương có ban chính trị.
Thủ trưởng cơ quan chính trị là chủ nhiệm chính trị.
- Những đơn vị, cơ quan không đủ điều kiện tổ chức ban chính trị thì bố trí trợ lý chính trị.
- Ở các doanh nghiệp trong Quân đội, căn cứ vào quy mô tổ chức, lực lượng và tính chất, nhiệm vụ để tổ chức cơ quan chính trị phù hợp, tương ứng như tổ chức các cơ quan chức năng trong doanh nghiệp.
- Tổ chức cơ quan chính trị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
(2) Cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp
- Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Từ cấp trung đoàn và tương đương đến cấp quân khu và tương đương có chính ủy. Chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức tiến hành các nội dung công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị.
- Ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi không bố trí chính ủy, chính trị viên thì bí thư cấp ủy cùng cấp là người đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
- Ở ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, bí thư đảng ủy (chi bộ) trực tiếp làm chính trị viên; ở ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, bí thư hoặc phó bí thư ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp ủy đảng cùng cấp làm chính trị viên, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng dân quân tự vệ và trong các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương, đơn vị mình. Bí thư đoàn xã, phường, thị trấn làm chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm tính thuế áp dụng theo năm tài chính trong trường hợp nào theo quy định của Luật Quản lý thuế?
- Mẫu Quy chế tài chính công ty TNHH? Đối tượng có thẩm quyền ban hành Quy chế tài chính công ty TNHH?
- Cách ghi Thông báo kết quả đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? Tải về Mẫu Thông báo kết quả đánh giá xếp loại chất lượng viên chức?
- Mẫu Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề của chi bộ mới nhất? Tải về file word Mẫu Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề?
- Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm những ai?