Thông tư 02 hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế áp dụng với những đối tượng nào theo quy định?
Thông tư 02 hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế áp dụng với những đối tượng nào theo quy định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BTP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Pháp chế viên cao cấp, pháp chế viên chính, pháp chế viên và chuyên viên về pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); chuyên viên chính về pháp chế, chuyên viên về pháp chế tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả và khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về công tác pháp chế trong quân đội nhân dân, công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thông tư 02/2025/TT-BTP hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ áp dụng với những đối tượng sau đây:
- Pháp chế viên cao cấp, pháp chế viên chính, pháp chế viên và chuyên viên về pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); chuyên viên chính về pháp chế, chuyên viên về pháp chế tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư 02 hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế áp dụng với những đối tượng nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc xác định vị trí việc làm về công tác pháp chế dựa trên những nguyên tắc và căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BTP có quy định như sau:
Theo đó, việc xác định vị trí việc làm về công tác pháp chế sẽ dựa trên những nguyên tắc và căn cứ sau đây:
- Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm về công tác pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
- Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm về công tác pháp chế trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về công tác pháp chế theo Nghị định 39?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 39/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Về bổ trợ tư pháp:
a) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, công chứng, chứng thực, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên trong phạm vi cả nước theo quy định pháp luật;
b) Cấp, gia hạn, thu hồi các giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với các chức danh bổ trợ tư pháp theo quy định pháp luật;
c) Thực hiện công tác trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.
11. Về công tác pháp chế:
Theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra công tác pháp chế bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật.
12. Về xây dựng thể chế, pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế:
a) Chủ trì ký kết và thực hiện điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ;
b) Thẩm định, góp ý và tham gia đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định pháp luật;
c) Là cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trên cơ sở các điều ước quốc tế về đầu tư; tham gia xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; cấp ý kiến pháp lý theo quy định pháp luật;
d) Quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp và là đầu mối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự theo quy định pháp luật;
đ) Là cơ quan đầu mối quốc gia thực thi Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị (Công ước ICCPR); cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Niu Óoc năm 1958 về Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài; cơ quan quốc gia trong quan hệ với các thành viên và cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, cơ quan trung ương trong các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và các điều ước quốc tế khác theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, trong công tác pháp chế Bộ Tư pháp có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra công tác pháp chế bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.