Thí sinh trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Dự kiến)?

“Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức đã quy định nguyên tắc, nội dung, điều kiện cũng như hình thức kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Vậy nguyên tắc xác định kết quả kiểm định được quy định như thế nào?”– Đây là câu hỏi của bạn Lê Hùng.

Thí sinh trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về nguyên tắc xác định kết quả kiểm định như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc xác định kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào của thí sinh được xếp loại như sau:
a) Loại xuất sắc: Trả lời đúng từ 90% số câu hỏi trở lên;
b) Loại giỏi: Trả lời đúng từ 80% đến dưới 90% số câu hỏi;
c) Loại khá: Trả lời đúng từ 70% đến dưới 80% số câu hỏi;
d) Đạt yêu cầu: Trả lời đúng từ 60% đến dưới 70% số câu hỏi.”

Theo đó, thi sinh phải trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức. đồng thời kết quả kiểm định chất lượng đầu vào của thí sinh được xếp loại như sau:

- Loại xuất sắc: Trả lời đúng từ 90% số câu hỏi trở lên;

- Loại giỏi: Trả lời đúng từ 80% đến dưới 90% số câu hỏi;

- Loại khá: Trả lời đúng từ 70% đến dưới 80% số câu hỏi;

- Đạt yêu cầu: Trả lời đúng từ 60% đến dưới 70% số câu hỏi.

Hằng năm, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức có phải đăng thông báo công khai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký tham dự kiểm định như sau:

"Điều 7. Thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký tham dự kiểm định
“1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải đăng thông báo công khai về các kỳ kiểm định ít nhất 01 lần trên những phương tiện thông tin đại chúng sau: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký kiểm định;
b) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký kiểm định, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký kiểm định, phí kiểm định và số tài khoản nộp phí kiểm định;
c) Hình thức, nội dung, số lượng câu hỏi của bài thi kiểm định; thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định.
3. Trường hợp có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định phải thông báo cho thí sinh được biết trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
4. Người đăng ký kiểm định điền Phiếu đăng ký kiểm định theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc qua phần mềm tiếp nhận Phiếu đăng ký kiểm định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
5. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký kiểm định là 30 ngày kể từ ngày thông báo kiểm định công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.”

Theo đó, căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải đăng thông báo công khai về các kỳ kiểm định ít nhất 01 lần trên những phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thí sính phải đảm bảo trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên mới đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng kiểm định đầu vào công chức?

Thí sính trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi trở lên sẽ đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức (Dự kiến)? (Hình từ internet)

Việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

“Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp
1. Việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Việc tổ chức thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này thi tham gia thi tuyển không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.”

Theo đó, việc yêu cầu bắt buộc người đăng ký tham gia thi tuyển công chức phải đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày 01/01/2024.

Như vậy, để đạt yêu cầu chất lượng kiểm định đầu vào công chức thì thí sinh phải bảo đảm trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên trong kỳ kiểm định.

Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mã ngạch công chức thi hành án dân sự từ ngày 18/05/2024 được quy định như thế nào theo Thông tư 02/2024/TT-BTP?
Pháp luật
Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định mã số, xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự ra sao?
Pháp luật
Trường hợp nào được phép điều động công chức? Trình tự, thủ tục điều động công chức được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Pháp luật
Công chức có bằng đại học thì có được chuyển ngạch không? Cần những điều kiện và tiêu chuẩn nào để được thi nâng ngạch công chức?
Pháp luật
Có được nâng ngạch công chức khi đã có bằng đại học không? Việc chuyển ngạch công chức được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức quy định như thế nào? Công chức như thế nào mới được xếp loại xuất sắc?
Pháp luật
Công chức sinh con thứ ba trong trường hợp nào sẽ không bị xử lý kỷ luật? Nếu là Đảng viên thì có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Pháp luật
Công chức được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày theo quy định? Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương áp dụng đối với công chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức
807 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào