Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng tại vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như thế nào?

Xin hỏi, Quyết định 17 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng tại vùng khó khăn như thế nào? chị Trang - Hải Phòng

Mới đây, ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

Thế nào là tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg quy định:

- Tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là việc sử đụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

- Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức được giao thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định này.

Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng tại vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg  và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như thế nào?

Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng tại vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như thế nào?

Sửa đổi quy định vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hiện nay như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:

Vùng khó khăn
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy định tại Quyết định này bao gồm:
a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này.

Như vậy, vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh được quy định bao gồm các đối tượng nêu trên.

Một số nội dung khác tại Quyết định 31/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có thể kể đến như:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Đối tượng được vay vốn

- Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Điều kiện được vay vốn

- Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Mức vốn cho vay

- Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Lãi suất cho vay

- Sửa đổi, bổ sung Điều 10 Bảo đảm tiền vay

- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Xử lý rủi ro

- Bổ sung khoản 3 Điều 13 Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội

- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

Tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn như thế nào?

Tại Điều 1 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg quy định:

- Tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

- Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định này.

Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân hiện nay là vùng nào?

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg đã sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định 92/2009/QĐ-TTg như sau:

Vùng khó khăn
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân quy định tại Quyết định này bao gồm:
a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này.

Như vậy, vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân hiện nay được sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg như quy định nêu trên.

Một số nội dung khác tại Quyết định 92/2009/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có thể kể đến như:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Mức vốn cho vay

- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Bảo đảm tiền vay

- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2023.

Xem chi tiết toàn văn tại đây Quyết định 17/2023/QĐ-TTg

Vay vốn ngân hàng Tải trọn bộ các quy định về Vay vốn ngân hàng hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một khách hàng cá nhân có thể được vay vốn online tối đa bao nhiêu để phục vụ nhu cầu đời sống tại một tổ chức tín dụng?
Pháp luật
Tổ hợp tác sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội mức vốn tối đa bao nhiêu?
Pháp luật
Để được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hộ kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù cần điều kiện gì? Lãi suất cho vay thế nào?
Pháp luật
Người đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội được vay mức vốn tối đa bao nhiêu?
Pháp luật
Người từ đủ 15 tuổi có được vay vốn ngân hàng không? Người từ đủ 15 tuổi vay vốn ngân hàng mua căn hộ chung cư có được không?
Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có được vay vốn ngân hàng không? Trường hợp nhu cầu vốn nào không được ngân hàng cho vay? Lãi suất vay như thế nào?
Pháp luật
Độ tuổi tối thiểu để vay vốn ngân hàng là bao nhiêu? Người vay vốn dưới 18 tuổi thì có được hưởng ưu đãi về lãi suất cho vay không?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính lập đường dây nóng xử lý vấn đề ép khách hàng mua bảo hiểm khi gửi tiền và vay vốn ngân hàng?
Pháp luật
Điều kiện để ngân hàng cho vay vốn theo đúng quy định pháp luật là gì? Vay vốn ngân hàng để mua vàng thì có được không?
Pháp luật
Người vừa đủ 18 tuổi có được vay tiền ngân hàng không? Nếu được thì cách vay tiền ngân hàng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vay vốn ngân hàng
650 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vay vốn ngân hàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào