Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?

Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không? Câu hỏi của chị Hạnh đến từ An Giang.

Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được dùng để làm gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, quỹ phúc lợi được dùng để:

- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.

- Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.

- Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

- Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

- Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không?

Quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào? Mức chi từ quỹ phúc lợi cho người lao động có bị giới hạn không? (Hình từ internet)

Quỹ phúc lợi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP như sau:

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
...
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC như sau:

Sửa đổi, bổ sung tiết e điểm 2.2, tiết b điểm 2.6, điểm 2.11 và điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
...
4. Sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC):
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, quỹ phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động bao gồm những khoản sau đây:

- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;

- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

- Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động)

- Những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Mức chi từ quỹ phúc lợi trực tiếp cho người lao động có bị giới hạn không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC có quy định:

Sửa đổi, bổ sung tiết e điểm 2.2, tiết b điểm 2.6, điểm 2.11 và điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
...
Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Như vậy, quy định giới hạn tổng số chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Đồng thời, tại Điều 18 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước như sau:

Quỹ tiền thưởng, phúc lợi
Căn cứ vào lợi nhuận hằng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, các thành viên góp vốn theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty, công ty xác định quỹ tiền thưởng, phúc lợi của người lao động và người quản lý công ty theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch như sau:
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động:
a) Lợi nhuận thực hiện bằng kế hoạch thì quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động.
b) Lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì ngoài trích quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định tại điểm b nêu trên, công ty được trích thêm bằng 20% phần lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động.
c) Lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động nhân với tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch.
2. Quỹ thưởng của người quản lý công ty:
a) Lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người quản lý công ty chuyên trách.
b) Lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch thì quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 01 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người quản lý công ty chuyên trách.
3. Căn cứ quỹ khen thưởng, phúc lợi tại Khoản 1 Điều này, công ty quyết định việc phân bổ thành quỹ khen thưởng cho người lao động (không dùng quỹ khen thưởng để chi thưởng cho người quản lý công ty, trừ khoản thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng) và quỹ phúc lợi để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động (bao gồm cả người quản lý công ty).

Như vậy, đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, căn cứ vào lợi nhuận hằng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, quỹ phúc lợi của người lao động sẽ được thực hiện với mức giới hạn nêu trên.

Quỹ phúc lợi
Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp bán tài sản của doanh nghiệp thì có cho người lao động thôi việc được không theo quy định?
Pháp luật
Người lao động được thưởng khi đi làm vào ngày 30/4 1/5 2024 thì khoản tiền này có phải đóng thuế TNCN không?
Pháp luật
Người lao động làm việc theo hình thức lương khoán thì có được tính làm thêm giờ hay không theo quy định?
Pháp luật
Người lao động dưới 15 tuổi có được hưởng chế độ ốm đau không? Nếu được thì người lao động dưới 15 tuổi nghỉ hưởng chế độ ốm đau có tính ngày nghỉ lễ không?
Pháp luật
Lễ Phục sinh năm 2024 là ngày mấy? Lễ Phục sinh năm 2024 rơi vào thứ mấy? Mùa Phục Sinh bắt đầu và kết thúc khi nào 2024?
Pháp luật
Có cần phải xây dựng Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Cách tính tiền lương khi người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4 1/5? Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày này?
Pháp luật
Người sử dụng lao động phải bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm đúng không?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu đơn đề xuất được sử dụng phổ biến nhất 2024 thế nào? Trường hợp nào cần dùng đơn đề xuất?
Pháp luật
Người lao động như thế nào thì được nghỉ hưu trước 10 tuổi trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ phúc lợi
98,864 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ phúc lợi Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào