Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có nội dung như thế nào?
- Đã có Quy định mới về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ?
- Cấm bố trí người trong gia đình cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành?
- Những hành vi nào được xác định là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ?
- Khi nào áp dụng Quy định 114-QĐ/TW 2023 phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ?
Đã có Quy định mới về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ?
Ngày 11/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
>> Xem thêm: Điểm mới Quy định 114-QĐ/TW 2023
Theo đó, Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 quy định về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; trách nhiệm kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý vi phạm.
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và có liên quan trong công tác cán bộ.
Theo đó, các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có 03 nhóm chính sau:
- Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Hành vi chạy chức, chay quyền;
- Các hành vi tiêu cực khác.
Tập thể, người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên vi phạm Quy định này sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Cấm bố trí người trong gia đình cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành?
Tại khoản 5 Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có quy như sau:
Trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo
...
5. Không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan gồm:
- Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Người đứng đầu cấp uỷ đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
Trong trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp uỷ cấp trên trực tiếp trước khi bố trí. Đối với chức danh thuộc diện cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương; chức danh thuộc diện Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền
Theo đó Bộ Chính trị yêu cầu không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời làm người đứng đầu tại 13 cơ quan sau:
Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, toà án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
Trong trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp uỷ cấp trên trực tiếp trước khi bố trí.
Những hành vi nào được xác định là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn
1. Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình.
2. Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ.
3. Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.
4. Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.
5. Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.
6. Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thoả hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
7. Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.
8. Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Như vậy, có 08 hành vi được xác định là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ theo nội dung nêu trên.
Khi nào áp dụng Quy định 114-QĐ/TW 2023 phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ?
Tại Điều 16 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có quy định về hiệu lực thi hành văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Theo đó, Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ được đưa vào áp dụng từ ngày 11/7/2023. Thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.
Xem toàn văn Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?