Phương án trợ giúp xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai theo hướng dẫn mới của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?

Xin hỏi, phương án trợ giúp xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai tại Công văn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào? chị Minh Phương - Hà Nam

Mới đây, ngày 30/5/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 1972/LĐTBXH-BTXH 2023 phương án trợ giúp xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai.

Trợ giúp xã hội là gì? Nguyên tắc về chính sách trợ giúp xã hội là gì?

- Trợ giúp xã hội được hiểu là giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn mà bản thân họ không tự khắc phục được, nhằm mục đích an sinh xã hội.

- Chế độ trợ giúp xã hội bao gồm các quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.

*Nguyên tắc cơ bản của chính sách bảo trợ xã hội được quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời; công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.

- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng; chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

khắc phục thiên tai

Phương án trợ giúp xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai tại Công văn của Bộ Lao động Thương binh và xã hội như thế nào? (Hình internet)

Khắc phục hậu quả thiên tai theo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 14 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, cụ thể như sau:

- Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.

- Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

- Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.

- Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.

Phương án trợ giúp xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai tại Công văn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?

Tại Công văn 1972/LĐTBXH-BTXH 2023, nêu rõ:

Thực hiện Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các văn bản chỉ đạo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, để chủ động ứng phó với thiên tai năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:

- Một là tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa, bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc, sét, ngập lụt, xâm nhập mặn, nắng nóng, mưa đá và các loại hình thiên tai có thể xảy ra để phối hợp với thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại đời sống dân sinh;

+ Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở nơi không an toàn, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở, chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn, đồng thời có phương án bảo đảm hậu cần và các nhu yếu phẩm thiết yếu tại các điểm sơ tán.

- Hai là chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và chuẩn bị phương án cứu trợ thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương;

+ Huy động nguồn lực cứu trợ thiên tai tại chỗ;

+ Bảo đảm nguồn nhu yếu phẩm để ổn định đời sống nhân dân trước, trong và sau thiên tai;

+ Hướng dẫn nhân dân chủ động gia cố nhà cửa, dự phòng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các vật dụng thiết yếu khác khi mùa mưa bão đến.

- Ba là tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, điện, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước

+ Nâng cao nhận thức cho người dân về kỹ năng ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đặc biệt là các hoạt động lồng ghép trợ giúp cho người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

+ Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

- Bốn là theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại về:

+ Người chết, người mất tích, người bị thương;

+ Nhà đổ, sập, trôi, cháy, hư hỏng và tình hình thiếu lương thực, nhu yếu phẩm sinh hoạt báo cáo cơ quan có thẩm quyền, kịp thời hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Trong đó, ưu tiên nhóm đối tượng là người có công, gia đình chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng trợ giúp xã hội khác, bảo đảm không có người dân nào bị đói, không có người dân nào không có nhà ở; kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại và thực hiện các giải pháp đồng bộ khác để ổn định đời sống dân sinh và phát triển sản xuất; vận động các tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục hậu quả thiên tai.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương liên triển khai thực hiện các nội dung trên và tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, kết quả hỗ trợ sau mỗi đợt thiên tai về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem chi tiết toàn văn tại đây Công văn 1972/LĐTBXH-BTXH 2023.

Trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ thiếu đói là gì? Trong dịp Tết Nguyên đán các đối tượng thuộc hộ thiếu đói được trợ giúp xã hội khẩn cấp như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội đối với trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội có gia đình nhận chăm sóc là mẫu nào?
Pháp luật
Đối tượng thiếu đói do thiên tai được hưởng chế độ trợ giúp xã hội khẩn cấp tối đa bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp là tối đa bao nhiêu tháng theo quy định?
Pháp luật
Đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp trong cơ sở trợ giúp xã hội thì mức chi tiền thuốc chữa bệnh thông thường là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội sẽ phải bố trí tối thiểu bao nhiêu nhân viên tâm lý tại cơ sở theo quy định?
Pháp luật
Nguồn kinh phí trợ giúp xã hội khẩn cấp không đủ khi hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng thì phải làm gì?
Pháp luật
Trợ giúp xã hội khẩn cấp có được kích hoạt khi trẻ em có cả cha và mẹ chết do hỏa hoạn mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân có bắt buộc phải báo cáo khi kết thúc đợt hỗ trợ trợ giúp xã hội trong đợt Tết Nguyên đán hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp xã hội
788 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào