Hà Nội: Chó, mèo thả rông bị bắt giữ sau 48h thông báo mà không có người nhận sẽ bị xử lý như thế nào? Chủ vật nuôi có phải chi trả chi phí xử lý này hay không?

Tôi có nghe thông tin rằng Hà Nội sẽ xử lý chó nếu bị bắt mà không có người đến nhận. Tôi không biết thông tin này có đúng sự thật hay không, vì tôi là người nuôi chó nên tôi cảm thấy rất hoang mang. Vì thế tôi muốn hỏi công ty về thông tin trên có đúng hay không? Và nếu thông tin trên là đúng thì chủ có phải chi trả cho chi phí xử lý hay không?

Mục tiêu phòng chống bệnh Dại trên địa bàn Hà Nội được quy định như thế nào?

Theo Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 về thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030 thì nhằm kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030 và các năm tiếp theo, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng thì UBND thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu như sau:

(1) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật

- Quản lý được trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2030.

- Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin Dại trên 90% tổng đàn chó, mèo nuôi hàng năm trong cả giai đoạn 2022-2030.

- 100% các quận, huyện, thị xã giám sát được chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại trong giai đoạn 2022-2030.

- Hoàn thành xây dựng vùng an toàn bệnh Dại đối với các quận chưa được công nhận hiện nay trước năm 2025; duy trì tốt các điều kiện an toàn dịch bệnh đối với 100% các vùng an toàn dịch bệnh Dại đã được công nhận trong giai đoạn 2017-2021.

- Phấn đấu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại đối với các quận mới thành lập trước năm 2030; xây dựng thành công ít nhất 05 cơ sở an toàn dịch bệnh Dại cấp xã tại các huyện và thị xã.

(1) Đối với phòng, chống bệnh Dại ở người

- 100% các quận, huyện, thị xã có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người.

- 100% các quận, huyện, thị xã thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học.

- 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia.

- 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh Dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- 100% các quận, huyện, thị xã không có nguy cơ từ trung bình trở lên về bệnh Dại trên người trong cả giai đoạn 2022-2030.

- Đến năm 2025, giảm 50% số người bị tử vong vì bệnh Dại so với giai đoạn 2017-2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030 và các năm tiếp theo.

Chó thả rông bị bắt sau 48h thông báo không ai nhận sẽ bị xử lý

Chó thả rông bị bắt sau 48h thông báo không ai nhận sẽ bị xử lý

Trách nhiệm của chủ vật nuôi (chó, mèo) trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì?

Theo Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 về thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030 quy định trách nhiệm đối với chủ nuôi chó, mèo như sau:

- Thực hiện đăng ký, khai báo việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm, xích chó và có người dắt; nuôi chó tập trung phải đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường; chấp hành nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; chấp hành việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ...) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Vậy chủ vật nuôi phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó mèo với UBND xã thực hiện các cam kết và phải chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác phòng chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hà Nội là gì?

Theo Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 về thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030 quy định trách nhiệm của UBND cấp xã như sau:

- Lập sổ quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn (Họ tên, địa chỉ chủ nuôi; số lượng chó, mèo nuôi; ngày, tháng, năm tiêm phòng vắc xin Dại).

- Thống kê chính xác và báo cáo số hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xóm trên địa bàn cấp xã đảm bảo quản lý được trên 90% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trên địa bàn cấp xã.

- Hàng năm, trước đợt tiêm phòng tổ chức rà soát, thống kê, cập nhật thông tin về đàn chó, mèo nuôi và định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, cập nhật, báo cáo số liệu các hộ nuôi chó, mèo và tổng đàn chó, mèo tại địa phương. Đồng thời cập nhật dữ liệu đàn chó, mèo tại địa phương trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập đội bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại; bố trí khu vực nhốt giữ và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.

- Phối hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông, động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội bắt chó thả rông.

- Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho các thành viên đội bắt chó thả rông theo quy định của ngành y tế.

Vậy đối với trường hợp chó thả rông bị bắt sau 48 giờ kể từ khi thông báo mà không có người nhân thì sẽ có biện pháp xử lý, kể cả tiêu hủy.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,993 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào