Đánh giá Đề án xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2020: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chất thải y tế tại các địa phương và cơ sở khám chữa bệnh?

Trong thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh đã có phần giảm xuống và được kiểm soát. Tuy nhiên thì các cơ sở khám chữa bệnh vẫn đang hoạt động hết công suất và có phần quá tải. Vậy, các chất thải y tế từ việc điều trị sẽ được xử lý như thế nào?

Trong thời gian tới, tuyến xã sẽ đủ năng lực xử lý chất thải y tế?

Ngày 10/6/2022 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 3641/VPCP-KGVX năm 2022 hướng dẫn về việc kết quả thực hiện Đề án xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2020. Theo Công văn này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có những ý kiến như sau:

“1. Bộ Y tế đẩy mạnh thực hiện đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc xử lý chất thải tại các cơ sở y tế, nhất là tại các địa phương, bảo đảm việc xử lý chất thải y tế đáp ứng yêu cầu về môi trường theo quy định.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật về xử lý chất thải y tế phù hợp thực tiễn; chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường trong xử lý chất thải y tế.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, bố trí kinh phí đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình, hệ thống xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế, nhất là tuyến xã trên địa bàn bảo đảm năng lực và yêu cầu xử lý chất thải y tế theo quy định.”

Theo đó, việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế và địa phương được thực hiện theo hướng dẫn như trên.

Hướng dẫn mới nhất của Văn phòng Chính phủ trong việc thanh tra xử lý chất thải y tế tại các địa phương và cơ sở khám chữa bệnh?

Đánh giá Đề án xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2020: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chất thải y tế tại các địa phương và cơ sở khám chữa bệnh?

Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người?

Căn cứ vào Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

“Điều 62. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
1. Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;
đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.
2. Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
3. Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:
a) Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;
b) Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;
c) Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; xác định, đánh giá, cảnh báo, theo dõi và phát hiện triệu chứng, nguyên nhân của bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến các chất ô nhiễm; xác định và công bố về giới hạn của các chất ô nhiễm trong cơ thể con người có nguy cơ tác động đến sức khỏe con người; quản lý, thống kê, chia sẻ, công bố thông tin về các vấn đề bệnh tật liên quan đến các chất ô nhiễm; đánh giá chi phí và thiệt hại kinh tế do bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai biện pháp giám sát, dự phòng bệnh tật, các vấn đề về sức khỏe con người do các chất ô nhiễm gây ra; quản lý, chia sẻ, trao đổi, công bố thông tin về các chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với điều kiện của địa phương; chịu trách nhiệm thực hiện quản lý các chất ô nhiễm liên quan đến các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người trên địa bàn.”

Theo đó, công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Chất thải y tế thông thường khi vận chuyển, thu gom phải được phân biệt với chất thải y tế đặc biệt?

Căn cứ theo Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

“Điều 42. Vận chuyển, xử lý chất thải y tế
1. Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.
3. Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:
a) Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;
b) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại lắp đặt trên phương tiện vận chuyển phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rách, vỡ, rò rỉ chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển; được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải;
c) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
d) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái); kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có hạng mục xử lý chất thải y tế;
b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
c) Tự xử lý tại công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bao gồm các nội dung chính sau:
a) Địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại;
b) Phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại;
d) Các vấn đề liên quan khác.”

Như vậy, việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế được thực hiện theo quy định như trên.

Chất thải y tế
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất thải rắn y tế là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt rác thải y tế là chất thải rắn theo tiêu chuẩn?
Pháp luật
Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đối với khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại thì được sử dụng phương tiện gì?
Pháp luật
Việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất? Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên nào?
Pháp luật
Khi xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF của lò đốt chất thải rắn y tế, có những yêu cầu tối thiểu nào của việc định tính, định lượng?
Pháp luật
Găng tay y tế có phải chất thải y tế hay không? Tổ chức, cá nhân có hành vi tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Xả nước thải y tế không đạt chuẩn ra môi trường bị xử phạt bao nhiêu? Nước thải y tế có thuộc chất thải nguy hại không?
Pháp luật
Chất thải y tế là chất thải nguy hại gồm có các loại nào? Phân loại và thu gom chất thải nguy hại y tế thế nào?
Pháp luật
Khu vực lưu giữ chất thải y tế của bệnh viện, cơ sở y tế không có thiết bị phòng cháy chữa cháy có được không?
Pháp luật
Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn hoặc dạng lỏng được đựng trong túi hay trong thùng chứa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải y tế
1,067 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào