Sắp tới, những trường hợp nào được xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể?

Dữ liệu cá nhân là những thông tin của cá nhân người đó. Vậy có những trường hợp nào được xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể không? Tôi đang muốn tìm hiểu về về vấn đề này!

Xử lý dữ liệu cá nhân đặc thù

Theo Chương II Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) thì Chính phủ đã quy định có 5 trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân, gồm có:

Xử lý dữ liệu cá nhân sau khi chủ thể dữ liệu chết

Tại Điều 9 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) thì xử lý dữ liệu cá nhân sau khi chủ thể chết được quy định như sau:

- Sau khi chủ thể dữ liệu chết, việc xử lý dữ liệu cá nhân liên quan đến chủ thể dữ liệu chỉ được thực hiện theo di chúc hoặc sự đồng ý bằng văn bản của người theo thứ tự hàng thừa kế theo quy định pháp luật nếu khác với thỏa thuận đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu với Bên xử lý dữ liệu cá nhân và bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

- Không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này nếu dữ liệu cá nhân được xử lý chỉ chứa tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm chết, mất tích và nguyên nhân tử vong.

Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

Tại Điều 10 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được quy định như sau:

- Dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp sau:

+ Theo quy định của pháp luật;

+ Vì lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

+ Trong trường hợp được pháp luật quy định là khẩn cấp, nguy cơ đe dọa tới tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cho chủ thể dữ liệu hoặc sức khỏe cộng đồng;

+ Phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

+ Thực hiện quy định cụ thể nêu rõ cho phép xử lý dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu tại thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

- Được chia sẻ dữ liệu cá nhân hoặc cấp quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân cho Bên thứ ba mà không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp:

+ Theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe hoặc tự do của chủ thể dữ liệu;

+ Không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của chủ thể dữ liệu và việc có được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu là bất khả thi;

+ Xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Như vậy, trong những trường hợp nêu trên thì có thể xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

Xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê

Tại Điều 12 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê được quy định như sau:

- Việc xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê ở dạng mã hóa không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.

- Trước khi bàn giao dữ liệu cá nhân để xử lý dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê, dữ liệu nhận dạng một người phải được khử nhận dạng và thay thế bằng mã. Giải mã và khả năng giải mã chỉ được phép thực hiện phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê. Bên xử lý dữ liệu cá nhân chỉ định bằng văn bản một người cụ thể có quyền truy cập vào thông tin cho phép giải mã.

- Kết quả xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê không thể tổng hợp thành thông tin của một chủ thể dữ liệu cụ thể.

- Việc xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê mà không được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau đây:

+ Có cam kết bảo vệ dữ liệu cá nhân;

+ Có biện pháp bảo mật dữ liệu cá nhân;

+ Có thiết bị vật lý bảo vệ dữ liệu cá nhân;

+ Có bộ phận chuyên trách được phân công nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân;

+ Đã đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm với Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân;

+ Có văn bản xác nhận của Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân về việc đã xác minh điều kiện và việc tuân thủ các yêu cầu được nêu tại điểm a, b, c, d, đ Khoản này.

Xử lý dữ liệu cá nhân tự động

Tại Điều 13 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) xử lý dữ liệu cá nhân tự động được quy định như sau:

- Việc xử lý dữ liệu cá nhân tự động chỉ được thực hiện trong quá trình tham gia hoặc thực hiện hợp đồng, với điều kiện chủ thể dữ liệu đã biết và đồng ý với việc xử lý dữ liệu tự động.

- Việc xử lý dữ liệu cá nhân tự động phải được thông báo tới chủ thể dữ liệu trước khi thực hiện.

- Việc thông báo đến chủ thể dữ liệu phải được thực hiện dễ hiểu, rõ ràng, bao gồm các nội dung cụ thể về quy trình và điều kiện xử lý dữ liệu cá nhân.

Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em

Tại Điều 14 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) xử lý dữ liệu cá nhâncủa trẻ em được quy định như sau:

- Nguyên tắc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em

+ Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em luôn được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

+ Trước khi xử lý bất kỳ dữ liệu cá nhân nào của trẻ em, Bên xử lý dữ liệu phải xác minh tuổi của trẻ em và được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định.

- Khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em, Bên xử lý dữ liệu cá nhân có quyền:

+ Chỉnh sửa dữ liệu cá nhân không chính xác hoặc sai lệch;

+ Cập nhật dữ liệu cá nhân không đầy đủ;

+ Cập nhật, xử lý dữ liệu cá nhân đã lỗi thời;

+ Xóa dữ liệu cá nhân không còn cần thiết cho mục đích xử lý dữ liệu đó.

- Khi thực hiện các hoạt động được nêu tại khoản 2 Điều này, Bên xử lý dữ liệu phải thực hiện các bước cần thiết để thông báo cho tất cả các chủ thể có liên quan đến dữ liệu cá nhân của trẻ em.

- Việc xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em phải chấm dứt trong trường hợp:

+ Đã hoàn thành mục đích thu thập hoặc không còn cần thiết cho mục đích đó và được yêu cầu bởi chủ thể dữ liệu và người giám hộ theo quy định của pháp luật;

+ Cha mẹ hoặc người giám hộ rút lại sự đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em;

+ Theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có đủ căn cứ chứng minh việc xử lý dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Tải về văn bản Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại đây.

Đặng Tấn Lộc

Dữ liệu cá nhân
Xử lý dữ liệu cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp còn được dùng các biểu mẫu có thông tin về sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu được xem là sự đồng ý?
Pháp luật
Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không thông báo thay đổi nội dung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thì Bộ Công an xử lý ra sao?
Pháp luật
Quan điểm tôn giáo là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay là dữ liệu cá nhân cơ bản? Dữ liệu cá nhân được lưu trữ trong bao lâu?
Pháp luật
Quan điểm chính trị có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm không? Dữ liệu cá nhân được xử lý theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Muốn đăng hình ảnh, video của trẻ từ 7 tuổi lên MXH phải được sự đồng ý của trẻ có đúng hay không?
Pháp luật
Có bị coi là vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi quyết định hành chính ghi số căn cước công dân của người đó không?
Pháp luật
Thông tin về giao dịch của khách hàng tại ngân hàng thương mại là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Pháp luật
Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra được doanh nghiệp trong nước lưu trữ có phải là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp được kéo dài thời gian lưu trữ dữ liệu của người lao động khi quan hệ lao động đã chấm dứt hay không?
Pháp luật
Im lặng có được coi là sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân không? Khi nào sự đồng ý có hiệu lực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dữ liệu cá nhân
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dữ liệu cá nhân Xử lý dữ liệu cá nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào