Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm qua những đường nào? Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ có phải đi cách ly không?

Cho hỏi bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua những đường nào? Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ có phải đi cách ly hay không? Câu hỏi của bạn Nguyễn Như Quỳnh đến từ Đắk Lắk.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua những đường nào?

Căn cứ vào Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về các đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do vi rút (một loại vi rút truyền từ động vật sang người) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa trước đây. Vật chủ động vật bao gồm các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải con người.

- Vi rút đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người, qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của vết thương.

- Vi rút đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc gần và lâu với người nhiễm bệnh. Các con đường lây truyền bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bị bệnh và đồ vật ô nhiễm.

- Sự lây truyền cũng có thể xảy ra từ môi trường ô nhiễm sang người như lây nhiễm từ quần áo, ga trải giường có các hạt tiểu phần da ô nhiễm. Khi giặt, giũ đồ vải, trải ga giường hoặc các hoạt động gây xáo trộn đồ vải khác có thể làm phát những hạt tiểu phần da này vào không khí.

- Lây truyền có thể xảy ra khi hít phải các hạt tiểu phần da ô nhiễm trong không khí hoặc các hạt phát tán ra tiếp xúc với các vị trí nhạy cảm như vùng da không nguyên vẹn, màng niêm mạc trên cơ thể.

- Quá trình lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể xảy ra qua nhau thai.

- Trong đợt bùng phát năm 2022, nhiều ca bệnh xảy ra do lây truyền khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật, có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ĐMK hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh ĐMK. Nhiều ca mắc bệnh ĐMK hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người song tính.

- Lây nhiễm bệnh ĐMK tại cơ sở y tế đã được ghi nhận trên thế giới.

Theo đó, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang con người, từ con người sang con người, lây nhiễm qua đường tình dục, lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi,…

Bệnh đậu mùa khỉ được lây nhiễm qua những đường nào? Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ có phải đi cách lý không?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm qua những đường nào? Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ có phải đi cách ly không?

Sàng lọc người nhiễm, người nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có nội dung hướng dẫn về việc sàng lọc người nhiễm, người nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Cơ sở khám bệnh chữa bệnh triển khai sàng lọc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu màu khỉ khi có tại địa Phương có thông báo ca bệnh đậu màu khỉ trong cộng đồng hoặc cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

- Đặt biển báo tại cổng vào của cơ sở khám bệnh chữa bệnh để người bệnh có thể nhận biết ngay hướng đi tới khu sàng lọc. Một số nội dung cần được ghi rõ trong biển báo: yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với động vật, người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ, đậu mùa hoặc tiếp xúc với đồ dùng/vật dụng của họ) và dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ.

- Khu vực sàng lọc cần được bố trí tại đơn vị khám bệnh và cấp cứu. Với những cơ sở khám bệnh chữa bệnh không có điều kiện bố trí khu sàng lọc trong nhà có thể thiết lập khu vực sàng lọc ngoài trời. Khu vực sàng lọc cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Tại nơi tiếp đón, dựng các vách ngăn trong suốt (kính/nhựa) để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên y tế thực hiện sàng lọc ban đầu và NB.

+ Khu vực chờ khám sàng lọc bảo đảm thông khí và khoảng cách tối thiểu 1 mét giữa người bệnh, người nhà người bệnh.

+ Bố trí sẵn sàng nơi cách ly người bệnh nghi ngờ hoặc người bệnh xác định đậu mùa khỉ trong khi chờ chuyển tới đơn vị điều trị cách ly.

+ Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, phương tiện VST bố trí tại nơi tiếp nhận NB, nơi chờ khám, các buồng khám sàng lọc, nơi làm XN và nơi cách ly NB.

+ Các dụng cụ, thiết bị và hóa chất khử khuẩn thiết yếu dùng trong chăm sóc tại khu vực sàng lọc; điều trị người bệnh, ưu tiên sử dụng các thiết bị không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (máy kiểm tra thân nhiệt tự động, bình cấp hóa chất tự động v.v).

+ Các phương tiện vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý dụng cụ, đồ vải, chất thải y tế.

- Khám sàng lọc:

+ Buồng khám sàng lọc đảm bảo thông khí tốt.

+ NVYT thực hiện sàng lọc mang phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp (khẩu trang y tế, mũ giấy, áo choàng phòng dịch và găng tay y tế).

+ Khi khám sàng lọc lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu triệu chứng của bệnh (xem thêm Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người ban hành theo Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022 của Bộ Y tế). Nội dung câu hỏi sàng lọc cần cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình bệnh dịch.

+ Yêu cầu người bệnh mang khẩu trang y tế nếu tình trạng người bệnh cho phép.

Theo đó, cơ sở khám bệnh chữa bệnh tiến hành sàng lọc người bệnh nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ khi nhận được thông báo tại địa phương.

Người nghi nhiễm, người nhiễm đậu mùa khỉ có bị cách ly hay không?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn liên quan đến cách ly người nghi ngờ nhiễm, người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Người bệnh xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu màu khỉ từ khu sàng lọc được chuyển về Khoa Truyền nhiễm hoặc khu cách ly của cơ sở khám chữa bệnh.

- Trong quá trình vận chuyển người bệnh phải cho người bệnh mang khẩu trang, che các nốt phỏng và báo trước cho nơi sẽ chuyển người bệnh đến.

- Các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh chữa bệnh bố trí sẵn sàng một buồng cách ly để sử dụng khi phát hiện NB nội trú nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh ĐMK hoặc để điều trị NB ĐMK vừa hoặc nhẹ kèm theo bệnh chuyên khoa mà không thể chuyển về đơn vị riêng điều trị ĐMK của cơ sở KBCB. Tùy theo tình hình bệnh dịch, có thể tăng số buồng cách ly cho NB ĐMK tại đơn vị lâm sàng.

- Buồng cách ly người bệnh phải được dán biển cảnh báo “Buồng cách ly” và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 1 mét.

- Giảm thiểu tối đa người nhà hỗ trợ chăm sóc đối tượng NB khác tại đơn vị có người bệnh đậu mùa khỉ, trong trường hợp thật cần thiết chỉ để lại một người nhà cố định.

- Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc, người cung cấp dịch vụ đeo khẩu trang, VST, vệ sinh hô hấp theo quy định ngay khi vào cơ sở KBCB và trong suốt thời gian lưu lại tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

- Hạn chế vận chuyển NB ra ngoài khu cách ly.

- Hạn chế người nhà và khách thăm vào khu vực cách ly. Trường hợp được phép vào khu vực cách ly phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo quy định.

Theo đó thì người nghi ngờ nhiễm, người nhiễm đậu mùa khỉ sẽ được cách ly hoặc đưa vào khoa truyền nhiễm của cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

Trong quá trình vận chuyển thì người bệnh phải đeo khẩu trang. Người nhà hạn chế vào khu cách ly thăm người nghi ngờ nhiễm, người nhiễm đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ
Phòng ngừa bệnh tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới thế nào?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì có thể lây sang người khác từ giai đoạn nào? Giai đoạn ủ bệnh hay giai đoạn khởi phát?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa khỉ có lây nhiễm qua đường tình dục không? Giai đoạn hồi phục các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài bao lâu?
Pháp luật
Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng người nghiện ma túy, người nhiễm HIV và bệnh nhân Methadone như thế nào?
Pháp luật
Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thông tin chung về bệnh Đậu mùa khỉ hiện nay thế nào? Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ra sao?
Pháp luật
Biện pháp dự phòng bệnh đậu mùa khỉ cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS như thế nào?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ phân theo nhóm ra sao? Trẻ em có nguy cơ tử vong cao hơn đúng không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ có phải bệnh truyền nhiễm không? Giai đoạn ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ là bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh đậu mùa khỉ
1,044 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đậu mùa khỉ Phòng ngừa bệnh tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào