Báo cáo thực hiện y tế trong Nghị quyết 41/2021/QH15 như thế nào? Kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới như thế nào?

Tôi muốn hỏi về báo cáo thực hiện y tế. Báo cáo thực hiện y tế trong nghị quyết số 41/2021/QH15 như thế nào? Kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới như thế nào? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn!

Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực y tế theo Báo cáo 170/BC-CP như thế nào?

Theo Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 về việc thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 quy định như sau:

Tổng số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực y tế: 16 nhiệm vụ, trong đó:

Số nhiệm vụ có quy định thời hạn hoàn thành cụ thể: 04 nhiệm vụ

- Hoàn thành đúng và trước thời hạn quy định: 02 nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhưng chậm so với thời hạn quy định: 02 nhiệm vụ

Số nhiệm vụ không quy định thời hạn hoàn thành: 12 nhiệm vụ.

- Đã hoàn thành: 03 nhiệm vụ

- Đang thực hiện: 09 nhiệm vụ

Như vậy, các nhiệm vụ và tiến độ thực hiện được quy định liệt kê như trên.

Báo cáo thực hiện y tế trong nghị quyết số 41/2021/QH15 như thế nào? Kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới như thế nào?

Báo cáo thực hiện y tế trong nghị quyết số 41/2021/QH15 như thế nào? Kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới như thế nào?

Đối với lĩnh vực y tế Nghị quyết 41/2021/QH15 quy định như thế nào?

Theo quy định khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2021/QH15 quy định như sau:

1. Đối với lĩnh vực y tế
Tổng kết việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai thực hiện trong các đợt dịch vừa qua để xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống dịch trong thời gian tới. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả trên phạm vi cả nước Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, trước ngày 01/01/2022, hoàn thiện, ban hành Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19. Có Kế hoạch triển khai Chiến lược ngay sau khi được ban hành, bảo đảm hiệu quả, thông suốt, thống nhất, với các phương án, kịch bản cụ thể, sát với tình hình, không để lúng túng, bị động, bất ngờ trong mọi tình huống diễn biến của dịch COVID-19. Sớm khắc phục những vấn đề chưa thống nhất, thiếu nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch; đẩy mạnh việc xã hội hóa, kết hợp công - tư trong công tác phòng, chống dịch, trong đó có cơ chế huy động hiệu quả các tổ chức y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế trong phòng, chống dịch.
...

Như vậy, đối với lĩnh vực y tế theo Nghị quyết 41/2021/QH15 được quy định như trên.

Kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới theo Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 như thế nào?

Theo Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 về việc thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 quy định như sau:

Đối với nhiệm vụ: Tổng kết việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã triển khai thực hiện trong các đợt dịch vừa qua để xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch trong thời gian tới. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19:

- Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tổng kết việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 để tham mưu cho Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo Quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu công tác phòng, chống dịch COVID-19 (đợt dịch lần thứ 4) với các địa phương để đánh giá, rút kinh nghiệm, triển khai công tác phòng, chống dịch các cấp vào ngày 17/10/2021. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/NQCP ngày 17/3/2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022–2023).

- Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng để trình Chính phủ Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 sau 2 năm thực hiện, trên cơ sở đó đưa ra các bài học, kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp phù hợp. Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, quản lý người về từ vùng dịch nhằm thực hiện hiệu quả thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đồng thời, ban hành văn bản đề nghị các địa phương chủ động rà soát, giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ đi/đến/về từ địa bàn có dịch. Nhờ các giải pháp về chuyên môn y tế được triển khai đồng bộ, kịp thời đã góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, từng bước khôi phục thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và an sinh xã hội cho người dân.

Đối với nhiệm vụ: Ban hành Kế hoạch tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023:

- Đây là nhiệm vụ đã hoàn thành nhưng chậm so với thời hạn quy định tại Nghị quyết của Quốc hội (trước ngày 01/01/2022). Nguyên nhân chậm là do: (i) sự thay đổi hình thức ban hành văn bản: ngày 15/12/2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế đã trình và được Bộ Chính trị nhất trí về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022 - 2023), đồng thời yêu cầu ban hành Chương trình này dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do các nội dung của Chương trình không phù hợp để ban hành theo hình thức này, nên Ban cán sự đảng Bộ Y tế tiếp tục trình xin ý kiến đồng chí Thường trực Ban Bí thư và đã được đồng ý để Ban cán sự đảng Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành bằng hình thức Nghị quyết của Chính phủ; (ii) Diễn biến dịch bệnh có thay đổi so với thời điểm Bộ Y tế xây dựng dự thảo báo cáo Bộ Chính trị (tháng 12/2021), vì vậy cần thêm thời gian để rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

- Ngày 17/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 với các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cụ thể và thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 2023; trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Chính phủ sẽ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh, Nghị quyết số 38/NQ-CP ban hành sẽ tiếp tục thực hiện bảo đảm kiếm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tửvong do dịch COVID-19 đồng thời khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Mạnh Hùng

Lĩnh vực y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biểu mức thu phí trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 59/2023/TT-BTC như thế nào? Phạm vi điều chỉnh ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị phê duyệt định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế gồm các giấy tờ nào?
Pháp luật
Mức phí thẩm định trong lĩnh vực y tế mới nhất 2023? Tổ chức thu phí thẩm định gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Báo cáo thực hiện y tế trong Nghị quyết 41/2021/QH15 như thế nào? Kết quả thực hiện và phương hướng thời gian tới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lĩnh vực y tế
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lĩnh vực y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào