Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- Thời hạn của Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định ra sao?
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.
2. Đối tượng được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm:
a) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm như sau:
Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)
...
2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP
a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
Bên cạnh đó, theo điểm d khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
"Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
...
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp của công ty bạn thì người phải được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành là chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
An toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, gồm có:
"Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành."
Như vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ các giấy tờ nêu trên để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Theo Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
"Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý."
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 đó là: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Thời hạn của Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định ra sao?
Trước đây, Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT có quy định Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.
Tuy nhiên hiện nay như quy định có đề cập ở trên thì Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận (Không do cơ quan nhà nước xác nhận như trước nữa).
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ do chủ cơ sở xác nhận và không đặt ra vấn đề thời hạn của giấy xác nhận này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế có thế gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bằng hình thức nào?
- Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo quy định?
- Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ 25/12/2024 gồm những gì?