Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi ký hợp đồng lao động có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Cho mình hỏi trường hợp khi người lao động nước ngoài đó đc cấp giấy phép di chuyển nội bộ thuộc trường hợp không phải tham gia bảo hiểm xã hội nhưng nếu người đó lại ký hợp đồng lao động rồi thì trong tình huống này họ có thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Mình đang thắc mắc chỗ này mong được hướng dẫn. Câu hỏi của chị Quỳnh Mai ở Bình Dương.

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm những ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp như sau:

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

Theo quy định trên, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.

Và di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

Người lao động nước ngoài

Người lao động nước ngoài (Hình từ Internet)

Những người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nào không thuộc diện cấp giấy phép lao động?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
..
3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
...

Theo quy định trên, nhưng người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Và 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới gồm:

- Kinh doanh,

- Thông tin,

- Xây dựng,

- Phân phối,

- Giáo dục,

- Môi trường,

- Tài chính,

- Y tế,

- Du lịch,

- Văn hóa giải trí;

- Vận tải.

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi ký hợp đồng lao động có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.

Như vậy, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi ký hợp đồng lao động không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trần Thị Tuyết Vân

Người lao động nước ngoài
Bảo hiểm xã hội bắt buộc Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện hành:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một số vấn đề cần lưu ý về thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài dành cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Có được truy đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) cho thời gian chưa tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là mẫu nào?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài được nghỉ ngày Quốc khánh của nước họ nhưng trùng với ngày nghỉ hằng tuần có được nghỉ bù không?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì có cần giấy phép lao động không?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động xác định thời hạn bao lâu thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì có cần phải đóng bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Xã viên hợp tác xã có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài mới nhất hiện nay là mẫu hợp đồng nào?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài về thăm nhà rồi quay lại làm việc thì công ty có phải khai báo tạm vắng, khai báo tạm trú không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động nước ngoài
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động nước ngoài Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào