Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ như thế nào?

Mình năm nay 18 tuổi, vừa học xong chương trình phổ thông trung học. Tôi muốn hỏi là nếu như tôi tham gia dân quân tự vệ thì tôi có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của dân quân tự vệ như thế nào? - câu hỏi của bạn Thành Nhơn đến từ An Giang.

Dân quân tự vệ là ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
...

Bên cạnh đó, Điều 3 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:

Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Như vậy, Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không?

Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? (Hình từ Internet)

Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ được quy định tại Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.

Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019, quy định thành phần của Dân quân tự vệ bao gồm:

+ Dân quân tự vệ tại chỗ;

+ Dân quân tự vệ cơ động;

+ Dân quân thường trực;

+ Dân quân tự vệ biển;

+ Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Bên cạnh đó Điều 2 Luật này định nghĩa cụ thể như sau:

+ Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.

+ Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

+ Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không?

Theo như quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:

Nghĩa vụ quân sự
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

Như vậy, thì nếu bạn thuộc trường hợp là “Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;” thì bạn sẽ được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình và sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa.

Dân quân tự vệ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng Dân quân tự vệ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ nào khi thực hiện nhiệm vụ? Khi sử dụng vũ khí quân dụng thì lực lượng Dân quân tự vệ phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thì có bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm trong trường hợp nào thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
Pháp luật
Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì?
Pháp luật
Chức danh Trung đội trưởng có phải là chỉ huy của Dân quân tự vệ cơ động hay không? Nếu có thì mức phụ cấp chức vụ chỉ huy là bao nhiêu?
Pháp luật
Trung đội trưởng Dân quân tự vệ sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào nếu có hành vi cản trở chiến sĩ Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật đối với Trung đội trưởng Dân quân tự vệ dùng hành động xúc phạm thân thể của cấp dưới là gì?
Pháp luật
Dân quân tự vệ có bị kỷ luật tước danh hiệu nếu gây thương tích cho người chỉ huy của mình hay không?
Pháp luật
Chiến sĩ Dân quân tự vệ đã bị xử lý kỷ luật khiển trách do dùng lời nói xúc phạm danh dự của đồng đội nhưng vẫn tiếp tục tái phạm sẽ bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia BHYT hiện nay được thực hiện theo thủ tục thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,364 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào