Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu nào? Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không? Khi nào đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ?

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đến Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệ phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

- Giấy uỷ quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không? (hình từ internet)

Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?

Căn cứ theo Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
...

Như vậy, một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

(2) Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;

- Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.

(3) Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Khi nào đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ?

Căn cứ theo Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:

Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
e) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này
...

Như vậy, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ khi thuộc 1 trong 6 trường hợp sau:

- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;

- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;

- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;

- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

- Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là mẫu nào? Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Từ 01/01/2024, giảm 50% phí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thực hiện theo hình thức trực tuyến?
Pháp luật
Thủ tục rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Người nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã nộp đơn đăng ký thì có thể sửa đổi, bổ sung hay không?
Pháp luật
Cách xác định ngày ưu tiên của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào? Quyền ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Cách viết tờ khai, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm những yêu cầu gì? Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
74 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào