Mỗi năm thì các trường chuyên phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
- Các trường chuyên có phải thành lập ít nhất một câu lạc bộ thể thao như các trường học khác không?
- Mỗi năm thì các trường chuyên phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
- Giáo viên giáo dục thể chất trong các trường chuyên có quyền và nhiệm vụ gì trong hoạt động thể thao của nhà trường?
Các trường chuyên có phải thành lập ít nhất một câu lạc bộ thể thao như các trường học khác không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Câu lạc bộ thể thao
1. Thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Mỗi nhà trường có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nền nếp.
2. Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học.
3. Tổ chức phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc phù hợp với truyền thống và điều kiện thực tế của địa phương.
Và căn cứ theo Điều 2 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu; đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi chung là nhà trường); cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan.
2. Thông tư này không áp dụng đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật; trường giáo dưỡng; trường năng khiếu thể dục, thể thao; trường đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao.
Như vậy, các trường chuyên cũng phải có từ một câu lạc bộ thể thao trở lên hoạt động thường xuyên, nề nếp.
Việc thành lập, quản lý, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao trong các trường chuyên còn tuỳ thuộc điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh.
Câu lạc bộ thể thao của các trường chuyên (Hình từ Internet)
Mỗi năm thì các trường chuyên phải tổ chức ít nhất bao nhiêu hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tập luyện và thi đấu thể thao
1. Thành lập, duy trì tập luyện thường xuyên đội tuyển năng khiếu từng môn thể thao làm nòng cốt cho hoạt động thể thao của nhà trường.
2. Tổ chức, duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; vận dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường và lồng ghép, kết hợp tập luyện trên nền nhạc tạo không khí vui tươi, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia.
3. Tổ chức ít nhất một năm một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh, sinh viên, nội dung và hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; cử học sinh, sinh viên tham dự các hoạt động thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.
Theo đó, mỗi năm thì các trường chuyên phải tổ chức ít nhất một hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh tham gia.
Và nội dung, hình thức thi đấu phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Giáo viên giáo dục thể chất trong các trường chuyên có quyền và nhiệm vụ gì trong hoạt động thể thao của nhà trường?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
1. Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
a) Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
b) Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
c) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.
2. Quyền của giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất
a) Được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, hình thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thể thao trong nhà trường.
b) Được tạo điều kiện tham gia công tác huấn luyện cho học sinh, sinh viên đội tuyển của nhà trường.
c) Được hưởng các quyền và chế độ của giáo viên, giảng viên và các chế độ khác trong lĩnh vực thể dục, thể thao theo quy định hiện hành.
Do đó, giáo viên giáo dục thể chất trong các trường chuyên có quyền và nhiệm vụ trong hoạt động thể thao của nhà trường như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng khi người lao động chết trong trường hợp nào?
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?
- Mẹ nuôi lợi dụng việc nuôi con ép con nuôi ra đường xin ăn kiếm tiền thì có vi phạm pháp luật không?