Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Người lao động cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật?
- Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thế nào?
Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tải về Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay.
Tải về Danh mục các ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Người lao động cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:
Theo đó, người lao động sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ có những quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền:
+ Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
+ Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ:
+ Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
+ Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích ngắn gọn? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?
- 03 mốc thời gian quan trọng khi sang tên sổ đỏ 2024? Thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao lâu 2024? Phí sang tên sổ đỏ năm 2024?
- Mẫu D02 LT mới nhất 2024 và cách viết Báo cáo tình hình sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN? Tải mẫu D02-LT?
- Văn bản gợi ý kiểm điểm đảng viên là gì? Gợi ý đảng viên tự kiểm điểm? Thời hạn gửi văn bản gợi ý kiểm điểm?
- Phương tiện thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ chủ yếu bao gồm những gì?