Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất?
Báo cáo tổng kết năm học của lớp là một tài liệu quan trọng nhằm đánh giá toàn diện quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, hiệu quả công tác của giáo viên và nhà trường trong một năm học. Đây là cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cho năm học mới.
Hiện tại, Luật Giáo dục 2019 cũng như các văn bản liên quan chưa có hướng dẫn cụ thể về Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp, có thể tham khảo mẫu báo cáo sau đây:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất
Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
* Mục đích của bản báo cáo tổng kết năm học là để:
+ Đánh giá tổng quát quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong cả năm học.
+ Phân tích những thành tích đạt được, những tồn tại hạn chế.
+ Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học tiếp theo.
* Bố cục của bản báo cáo:
(1) Phần mở đầu:
+ Giới thiệu chung về lớp (số lượng học sinh, tình hình lớp học,...)
+ Nêu rõ mục đích của báo cáo.
(2) Nội dung chính:
- Công tác chuyên môn: Đánh giá kết quả học tập của học sinh: điểm trung bình các môn học, xếp loại học lực, số lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Đánh giá về việc thực hiện chương trình dạy học: các hoạt động đã thực hiện, hiệu quả của các hoạt động đó.
- Công tác giáo dục đạo đức:
+ Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của nhà trường.
+ Đánh giá về ý thức kỷ luật, thái độ học tập của học sinh.
+ Đánh giá về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nêu những mặt mạnh và hạn chế: Nêu rõ những thành tích nổi bật của lớp.
- Phân tích những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.
- Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại: Phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
(3) Kết luận và kiến nghị:
- Tóm tắt những kết quả đạt được và những tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học tới.
* Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Về độ tuổi đến trường của học sinh:
(1) Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
- Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
(Điều 26 Luật Giáo dục 2019)
(2) Đối với cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
(Điều 28 Luật Giáo dục 2019)
Quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm những nội dung nào?
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
(3) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
(4) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
(5) Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
(6) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
(7) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
(8) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
(9) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
(10) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
(11) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
(12) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 1/1/2025, dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp nào?
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm của cửa hàng?
- Cách tính thành tích danh hiệu Nhà giáo nhân dân như thế nào? Khi nào công bố danh hiệu Nhà giáo nhân dân?
- Tính toán bảo hiểm gồm những hoạt động nào? Chuyên gia tính toán có được kiêm nhiệm chức danh quản lý khác của doanh nghiệp bảo hiểm?