Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-HĐTV năm 2022 về thời gian giao dịch và kết cấu phiên giao dịch hợp đồng tương lai như sau:
Thời gian giao dịch và kết cấu phiên giao dịch
1. Hợp đồng tương lai được giao dịch từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật lao động. Căn cứ vào mỗi loại hợp đồng tương lai, các phiên giao dịch trong ngày có thể bao gồm:
a) Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa.
b) Phiên khớp lệnh liên tục.
c) Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
2. Thời gian giao dịch cụ thể do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về thời gian giao dịch cụ thể theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và tổ chức thực hiện.
Theo đó, thời gian giao dịch của hợp đồng tương lai là từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định trong Bộ Luật Lao động 2019.
Do đó, hợp đồng tương lai chỉ số sẽ không được giao dịch vào ngày thứ Bảy.
Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh hợp đồng tương lai chỉ số được quy định tại Điều 21 Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-HĐTV năm 2022, cụ thể như sau:
Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh
1. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:
a) Giá khớp lệnh định kỳ là mức giá giao dịch mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
b) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
c) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá giao dịch gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
d) Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá giao dịch gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
2. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: giá giao dịch là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
Theo đó, giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số phải được xác định theo nguyên tắc giá giao dịch là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.
Lệnh giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số - Lệnh thị trường bị hủy trên hệ thống giao dịch khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế Niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-HĐTV năm 2022 như sau:
Lệnh giao dịch
1. Lệnh giới hạn (LO)
a) Lệnh LO là lệnh mua hoặc bán hợp đồng tương lai tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Mức giá tốt hơn là mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
b) Lệnh LO được nhập vào hệ thống giao dịch theo nguyên tắc sau:
- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.
- Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
2. Lệnh thị trường
a) Lệnh thị trường là lệnh mua hợp đồng tương lai tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán hợp đồng tương lai tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
b) Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục.
c) Lệnh thị trường sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng. Khi có lệnh đối ứng, lệnh thị trường được thực hiện theo quy định đối với từng loại lệnh thị trường tại điểm d khoản này.
d) Các loại lệnh thị trường:
- Lệnh thị trường giới hạn (MTL) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO với mức giá đặt lệnh là giá khớp lệnh gần nhất. Lệnh MTL được chuyển thành lệnh LO phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.
- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK) là lệnh thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.
- Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK) là lệnh thị trường có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại (nếu có) của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.
3. Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO)
a) Lệnh ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán hợp đồng tương lai tại mức giá mở cửa.
b) Khối lượng của lệnh ATO bên mua (hoặc bên bán) được cộng vào khối lượng của bên mua (hoặc bên bán) tại mỗi mức giá để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
c) Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi phân bổ lệnh khớp.
...
Theo đó, lệnh giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số - Lệnh thị trường bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách tại những ga có ke ga chưa nâng cấp bị xử phạt bao nhiêu?
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức? Tải về mẫu biên bản họp chi bộ?
- Chung kết Mr World 2024 khi nào? Quy định về hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp theo Nghị định 144 2020 ra sao?