Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Việc hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa khi nào?
- Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì?
- Việc hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ khi nào?
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ bao gồm những gì?
Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì?
Hiện nay, Luật Đấu thầu 2023 và các văn bản có hướng dẫn khác không có quy định về gói thầu mùa sắm là gì.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 15 và khoản 17 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm, có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với dự toán mua sắm, mua sắm tập trung.
...
17. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; sản phẩm; phương tiện; hàng tiêu dùng; thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; phần mềm thương mại.
...
Theo đó, gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm, có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với dự toán mua sắm, mua sắm tập trung.
Và, hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; sản phẩm; phương tiện; hàng tiêu dùng; thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; phần mềm thương mại.
Do đó, gói thầu mua sắm hàng hóa được hiểu là một phần/toàn bộ dự án, dự toán mua sắm hàng hóa gồm:
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng;
- Sản phẩm;
- Phương tiện;
- Hàng tiêu dùng;
- Thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
- Phần mềm thương mại.
Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Việc hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa khi nào? (Hình từ Internet)
Việc hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ khi nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, việc hiệu chỉnh sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa khi:
- Trường hợp nhà thầu liệt kê hạng mục công việc theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng không ghi đơn giá dự thầu và thành tiền cho một hoặc một số hạng mục công việc thi được coi là sai lệch thiếu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu.
- Trường hợp hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu không được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu thi được coi là phần chào thiếu trong hồ sơ dự thầu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu nhưng khối lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thiếu hoặc chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
- Hạng mục công việc được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu không thuộc phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
- Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm:
+ Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự;
+ Năng lực sản xuất hàng hóa;
+ Năng lực tài chính gồm giá trị tài sản ròng, doanh thu;
+ Việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu;
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn thực hiện các dịch vụ liên quan (nếu có yêu cầu).
- Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
- Nhà thầu là hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông báo thu hồi đất là gì? Thông báo thu hồi đất có phải là quyết định hành chính và là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
- Người khai hải quan được khai bổ sung khi có sai sót trong việc khai hải quan trong trường hợp nào?
- Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?