Giết người đốt xác phi tang phạm tội gì theo quy định của pháp luật? Tất cả vụ án giết người đều phải được khám tử thi đúng hay không?

Giết người đốt xác phi tang phạm tội gì? Tôi có được biết một người họ hàng của tôi đã giết người. Sau đó, để xóa dấu vết người này đã đốt xác nạn nhân mà không thương tiếc. Có phải tất cả vụ án giết người đều phải được khám tử thi đúng hay không?

Giết người đốt xác phi tang có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:

“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Và theo Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

“Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Như vậy, hành vi giết người đốt xác phi tang ngoài phạm tội giết người thì người này có thể phạm tội xâm phạm thi thể theo quy định pháp luật.

Giết người

Giết người (Hình từ Internet)

Tất cả vụ án giết người đều phải được khám tử thi đúng hay không?

Theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc khám nghiệm tử thi như sau:

“Điều 202. Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.”

Như vậy, theo quy định trên thì Luật không có quy định rõ những trường hợp nào sẽ phải thực hiện việc khám nghiệm tử thi. Vậy nên, việc khẳng định tất cả các vụ án giết người đều phải khám nghiệm tử thi là không có cơ sở.

Vụ án giết người đốt xác phi tang bắt buộc phải thực nghiệm điều tra phải không?

Theo Điều 204 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc thực nghiệm điều tra như sau:

“Điều 204. Thực nghiệm điều tra
1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên thì không bắt buộc phải thực hiện thực nghiệm điều tra trong tất cả các vụ án. Chỉ những vụ án cần kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án thì Cơ quan điều tra sẽ xem xét thực nghiệm điều tra.

Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thiếu niên 15 tuổi giết người thì có phải đi tù không? Khung hình phạt cao nhất đối với thiếu niên 15 tuổi giết người dưới 16 tuổi là gì?
Pháp luật
Vụ 'dì ghẻ' bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong: Cha ruột có được xem là đồng phạm của tội giết người không?
Pháp luật
Người dùng dao đâm chết Phó trưởng công an phường đang làm nhiệm vụ có thể bị phạt tù cao nhất là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chồng dùng kiếm đâm vợ tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Sử dụng bẫy điện bảo vệ hồ cá nhằm chống trộm mà làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người hay vô ý làm chết người?
Pháp luật
Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình về hành vi giết người không?
Pháp luật
Kali Xyanua là gì? Dùng Kali Xyanua để giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Một người trong tình trạng say xỉn giết người có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Ngáo đá là gì? Giết người trong tình trạng ngáo đá thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà đối tượng bị truy nã về tội giết người chưa bị bắt thì có được miễn tội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội giết người
2,720 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội giết người
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào