Giáo viên trung học cơ sở hạng III đã công tác được 10 năm thì có cần phải học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp không?

Tôi hiện đang là giáo viên trung học cơ sở hạng III, có bằng đại học và các bằng cấp về tin học, tiếng anh, đã công tác trong nghề được 10 năm. Xin hỏi, tôi có cần phải học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp không?

Hiện nay có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở

Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:

Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở bao gồm:

"1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30."

Giáo viên trung học cơ sở hạng III phải đảm bảo tiêu chuẩn những tiêu chuẩn nào theo quy định của pháp luật?

Giáo viên trung học cơ sở hạng III phải đảm bảo tiêu chuẩn những tiêu chuẩn nào theo quy định của pháp luật?

Nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32 như sau:

- Nhiệm vụ

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở;

+ Dạy học và giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;

+ Sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;

+ Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;

+ Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu hoặc phụ đạo học sinh yếu kém hoặc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm (nếu có);

+ Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;

+ Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh;

+ Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có);

+ Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công

Tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III là gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32 như sau:

(1) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

+ Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở;

+ Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

+ Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.

(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

(3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

+ Nam được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

+ Nắm vững kiến thức của môn học được phân công giảng dạy; có khả năng xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

+ Có khả năng áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;

+ Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

+ Có khả năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghép các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp vào trong hoạt động dạy học và giáo dục;

+ Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Như vậy, giáo viên trung học cơ sở hạng III phải đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Chức danh nghề nghiệp Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chức danh nghề nghiệp
Giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 64/BNV-CCV hướng dẫn cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS mới nhất 2024? Tải về mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS ở đâu?
Pháp luật
Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm những nội dung gì? Viên chức được thay đổi chức danh trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? Được chọn làm giáo viên biệt phái thì giáo viên THCS sẽ được hưởng chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 hay A2 theo quy định?
Pháp luật
Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 cần đáp ứng điều kiện gì về thời gian công tác?
Pháp luật
Giáo viên trung học cơ sở hạng 2 muốn dự thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 1 cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên THCS hạng 1,2,3 theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Mã số chức danh nghề nghiệp của bác sĩ chính hiện nay được quy định thế nào? Có yêu cầu bác sĩ chính phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học hay không?
Pháp luật
Để được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Bác sĩ chính (hạng II) lên Bác sĩ cao cấp (hạng I) thì phải đảm bảo những quy định gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chức danh nghề nghiệp
831 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chức danh nghề nghiệp Giáo viên trung học cơ sở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào