Giám đốc có phải người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng?
Giám đốc có phải người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng như sau:
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, giám đốc của tổ chức tín dụng là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nếu được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Giám đốc có phải người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng hiện nay có các loại hình pháp lý nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định các hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng bao gồm:
- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.
- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng như sau:
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng được quy định nêu trên.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với các tổ chức tín dụng?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định 05 hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dùng bút mực đen làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia được không? Quy định về quản lý và sử dụng dữ liệu thi trong kỳ thi THPT?
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh được cấp phép xuất khẩu giống cây trồng chưa công nhận lưu hành không?
- Hợp đồng đặt cọc công chứng hết thời hạn có được công chứng văn bản hủy hợp đồng đặt cọc không?
- Từ 1/7/2025 tổ chức Bộ phận Một cửa cấp tỉnh như thế nào theo nội dung Nghị định 118/2025/NĐ-CP?
- Mẫu Đơn đăng ký đất đai tài sản gắn liền với đất 2025 theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP? Tải mẫu?