Động cơ đê hèn là gì? Động cơ đê hèn có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Động cơ đê hèn là gì? Theo quy định của pháp luật hiện nay thì động cơ đê hèn có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Phân loại tội phạm được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Động cơ đê hèn là gì?

Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và những văn bản có liên quan không có định nghĩa về động cơ đê hèn là gì.

Tuy nhiên, động cơ đê hèn được hiểu là động cơ thúc đẩy một người thực hiện hành vi phạm tội, hành vi này có thể xuất phát từ sự ích kỷ, thấp hèn, mục đích xấu xa, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và quyền lời chính đáng của người khác nhằm thỏa mãn với lợi ích của bản thân mà không màn đến hậu quả có thể xảy ra.

Ví dụ về động cơ đê hèn, cụ thể:

- Phạm tội vì ghen tuông, thù hận cá nhân;

- Phạm tội để che dấu hành vi xấu xa khác;

- Phạm tội vì lợi ích cá nhân mà bất chấp hậu quả xảy ra;

- Lợi dụng người khác để thực hiện hành vi phạm tội;

- Trả thù người khác vì ý nghĩ thấp hèn.

- ...

Lưu ý: Thông tin "Động cơ đê hèn là gì?" Chỉ mang tính chất tham khảo!

Động cơ đê hèn là gì? Động cơ đê hèn có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Động cơ đê hèn là gì? Động cơ đê hèn có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

Động cơ đê hèn có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Như vậy, người phạm tội vi động cơ đê hèn được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Phân loại tội phạm được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về việc phân loại tội phạm như sau:

Theo đó, phân loại tội phạm tại Bộ luật Hình sự 2015 được thực hiện, cụ thể như sau:

(1) Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

(2) Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự 2015.

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hình sự hóa là gì? Nghị quyết 66: Không “Hình sự hóa” các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự đúng không?
Pháp luật
Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không theo quy định?
Pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp? Người phạm tội do lỗi vô ý có được miễn trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi quan hệ tình dục với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trên cơ sở tự nguyện hay không?
Pháp luật
Phá hoại ngai vàng triều Nguyễn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì? Mức án cao nhất cho tội này là gì?
Pháp luật
Chỉ số SPF là gì? Người bán kem chống nắng sai chỉ số SPF bị phạt hình sự thế nào? Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là gì?
Pháp luật
Trường hợp nào gây tai nạn giao thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Động cơ đê hèn là gì? Động cơ đê hèn có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Điều 249 Bộ luật Hình sự quy định tội gì? Điều 249 Bộ luật Hình sự Tội tàng trữ trái phép chất ma túy đi tù mấy năm?
Pháp luật
Những hành vi nào được xem là trốn thuế đối với doanh nghiệp là gì? Mức hình phạt cao nhất cho tội trốn thuế là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự
160 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Đã có danh sách Chủ tịch 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành từ ngày 12/6/2025 chưa?
Pháp luật
Danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành trước ngày nào?
Pháp luật
Chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026? Mở rộng đối tượng giảm thuế GTGT ra sao?
Pháp luật
Đã có bảng lương giáo viên mới theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 chưa?
Pháp luật
Danh sách 34 Chủ tịch, Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh thành từ 12/6/2025 do ai chỉ định?
Pháp luật
Truyền hình trực tiếp công bố danh sách 23 Chủ tịch, Bí thư tỉnh mới 2025 sau sáp nhập ngày 30/6/2025 ra sao?
Pháp luật
Danh sách 3321 Chủ tịch UBND cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 được ưu tiên bố trí ra sao?
Pháp luật
Toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cả nước năm 2025? Tải toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp xã phường?
Pháp luật
Danh sách 19 Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh mới nhất và 4 Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố sau sáp nhập công bố chính thức ở đâu?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, tổ chức, doanh nghiệp không có tài khoản định danh điện tử có đăng nhập hệ thống thuế điện tử được không?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào