Đất quốc phòng an ninh là gì? Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất?

Đất quốc phòng an ninh là gì? Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất? Đất quốc phòng an ninh có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài theo quy định Luật Đất đai 2024?

Đất quốc phòng an ninh là gì?

Căn cứ theo Điều 200 Luật Đất đai 2024 như sau:

Đất quốc phòng, an ninh
1. Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 78 của Luật này.

Theo quy định tại Điều 78 Luật Đất đai 2024 Đất quốc phòng an ninh là đất sử dụng làm nơi:

- Đóng quân, trụ sở làm việc; căn cứ quân sự;

- Công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

- Làm ga, cảng, sân bay, bãi cất hạ cánh trực thăng và các công trình phục vụ khai thác bay tại sân bay, bãi cất hạ cánh trực thăng quân sự, công an;

- Công trình thông tin quân sự, an ninh; công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

- Kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

- Cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Cơ sở giam giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Đất quốc phòng an ninh là gì? Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất?

Đất quốc phòng an ninh là gì? Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất? (hình từ internet)

Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất?

Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2024 như sau:

Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
1. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được áp dụng cho các đối tượng sau đây:
a) Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
b) Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
2. Đối với đất quốc phòng, an ninh hiện do các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này quản lý, sử dụng khi kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, phê duyệt và phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.
...

Như vậy, việc sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được áp dụng cho các đối tượng sau đây:

- Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

- Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.

Lưu ý: Tại khoản 3 Điều 201 Luật Đất đai 2024 thì khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì các đối tượng nêu trên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phương án đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

- Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

- Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;

- Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất;

- Không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2024 không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất;

- Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2024 được cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản thế chấp, tài sản góp vốn thì chỉ được thực hiện trong nội bộ giữa các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2024 theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Đất quốc phòng an ninh có phải là đất sử dụng ổn định lâu dài?

Đất sử dụng ổn định lâu dài được quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2024 như sau:

Đất sử dụng ổn định lâu dài
1. Đất ở.
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
6. Đất quốc phòng, an ninh.
7. Đất tín ngưỡng.
8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì đất quốc phòng an ninh được xác định là đất sử dụng ổn định lâu dài.

Đất quốc phòng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Đất quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đất quốc phòng có được chuyển nhượng hay không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng đất quốc phòng, an ninh không? Quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?
Pháp luật
Đất quốc phòng an ninh là gì? Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất?
Pháp luật
Đất CQP là đất gì? Trường hợp nào thì nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất có phải nộp tiền sử dụng đất?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng là ai? Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng?
Pháp luật
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng bao gồm những thành phần nào? Nội dung thẩm định?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng? Việc lấy ý kiến về quy hoạch được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Có được thuê tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất quốc phòng
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
381 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào