Danh mục hàng hóa rủi ro là gì? Danh mục hàng hóa rủi ro do ai ban hành? Danh mục hàng hóa rủi ro bao gồm nội dung nào?
Danh mục hàng hóa rủi ro là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
15. Dấu hiệu vi phạm là yếu tố mang giá trị thông tin, qua đó có đủ cơ sở đánh giá về sự diễn ra của vi phạm pháp luật về hải quan.
16. Danh mục hàng hóa rủi ro là danh sách các mặt hàng rủi ro về buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực hải quan.
17. Xác định trọng điểm là việc sử dụng kết quả đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
18. Doanh nghiệp trọng điểm là doanh nghiệp (được đánh giá) rủi ro cao trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong từng thời kỳ.
...
Như vậy, danh mục hàng hóa rủi ro là danh sách các mặt hàng rủi ro về buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực hải quan.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 81/2019/TT-BTC thì danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm:
- Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý chuyên ngành;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại hàng hóa;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về xuất xứ;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về môi trường;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về ma túy, tiền chất;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về vũ khí, chất phóng xạ;
- Danh mục hàng hóa rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.
Danh mục hàng hóa rủi ro là gì? Danh mục hàng hóa rủi ro do ai ban hành? Danh mục hàng hóa rủi ro bao gồm nội dung nào? (hình từ internet)
Danh mục hàng hóa rủi ro do ai ban hành?
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 81/2019/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành:
a) Các chỉ số tiêu chí quy định tại Điều 11, 15 và 17 Thông tư này;
b) Danh mục hàng hóa rủi ro theo định kỳ;
c) Các quy trình, quy định việc thực hiện, áp dụng thống nhất quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
d) Danh sách doanh nghiệp trọng điểm về trị giá hải quan theo từng thời kỳ;
đ) Tổ chức thực hiện chương trình khuyến khích tự nguyện tuân thủ; tổ chức thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế.
2. Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan là đơn vị đầu mối, chủ trì có trách nhiệm:
a) Quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp;
...
Như vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa rủi ro theo định kỳ.
Danh mục hàng hóa rủi ro bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 81/2019/TT-BTC thì danh mục hàng hóa rủi ro bao gồm những nội dung sau:
- Lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chỉ có một (01) lĩnh vực xuất khẩu hoặc lĩnh vực nhập khẩu;
- Tên, mã số hàng hóa rủi ro được chi tiết theo mã HS 8 chữ số, 10 chữ số và được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu xử lý dữ liệu trên hệ thống;
- Chủng loại và các đặc điểm để nhận biết hàng hóa;
- Dấu hiệu rủi ro và các thông tin khác có liên quan.
Xây dựng, quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro có phải là biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
...
5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
6. Các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro khác gồm:
a) Xây dựng, quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro;
b) Xây dựng, quản lý Hồ sơ rủi ro;
c) Xác lập hồ sơ, quản lý Doanh nghiệp trọng điểm;
d) Đo lường tuân thủ pháp luật hải quan trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
đ) Quản lý Kế hoạch kiểm soát rủi ro; Chuyên đề kiểm soát rủi ro; Phân tích sau khi phát hiện, xử lý vụ việc buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại điển hình để dự báo xu hướng và cảnh báo rủi ro.
Như vậy, xây dựng, quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro là một biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?