Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 88 Luật Đất đai 2024 quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau:
Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
...
2. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
...
Theo quy định trên, người có đất vắng mặt tại địa phương mà đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành và có đủ các điều kiện sau thì được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất:
- Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành
Lưu ý: Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.
Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương? (Hình từ Internet)
Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất có bắt buộc thực hiện công khai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2024 quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc như sau:
Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
...
Theo đó, việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm 02 nguyên tắc sau:
(i) Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật.
(ii) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Như vậy, việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất bắt buộc thực hiện công khai.
Đồng thời, việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai 2024. Theo đó, gồm những nội dung dưới đây:
(i) Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế.
(ii) Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.
TẢI VỀ: Mẫu Quyết định kiểm đếm bắt buộc mới nhất năm 2024
Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc gồm những ai?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai 2024 như sau:
Cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai
1. Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban; đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
2. Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày làm việc và phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và tiến hành kiểm đếm theo quy định.
...
Như vậy, ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc gồm những thành viên sau:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban
- Đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng
- Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu D02 LT mới nhất 2024 và cách viết Báo cáo tình hình sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN? Tải mẫu D02-LT?
- Văn bản gợi ý kiểm điểm đảng viên là gì? Gợi ý đảng viên tự kiểm điểm? Thời hạn gửi văn bản gợi ý kiểm điểm?
- Phương tiện thực hiện phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ chủ yếu bao gồm những gì?
- Rà soát quy hoạch xây dựng nhằm mục đích gì? Quy hoạch xây dựng phải được rà soát định kỳ đúng không?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo năm của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư mới nhất? Nội dung và kỳ báo cáo thế nào?