Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án
1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp không đủ Điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này để tham gia quản lý dự án.
2. Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
3. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.
Theo đó, chủ đầu tư sẽ được phép sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Lưu ý:
Nếu trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP để tham gia quản lý dự án.
Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào khi thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
2. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
4. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu.
Như vậy, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm những hoạt động sau:
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.
- Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
+ Mục đích khảo sát xây dựng;
+ Phạm vi khảo sát xây dựng;
+ Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
+ Sơ bộ khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng, dự toán khảo sát xây dựng (nếu có);
+ Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
+ Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
+ Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
+ Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường, không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
- Khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).
Xem thêm:
>> Có được đặt tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại bằng tiếng Anh không theo quy định hiện hành?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức có phải kê khai tài sản của con chưa thành niên không? Công chức phải kê khai các loại tài sản, thu nhập nào?
- Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là bao nhiêu năm? Số tăng thu của ngân sách địa phương phải nộp về đâu?
- Mẫu đơn xin nhận thầu dịch vụ khi tham gia đấu thầu qua mạng là mẫu nào? Tham gia đấu thầu qua mạng nhà thầu có trách nhiệm gì?
- Công nghiệp bán dẫn là gì? Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là gì trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao?
- Khi người bị cưỡng chế thu hồi đất từ chối nhận tài sản thì cơ quan nào được giao tài sản để thực hiện bảo quản?