Chỉ số SPF là gì? Người bán kem chống nắng sai chỉ số SPF bị phạt hình sự thế nào? Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là gì?
Chỉ số SPF là gì?
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo lường mức độ tia UVB cần thiết đủ để tạo ra vết cháy nắng trên da được bảo vệ (da có thoa kem chống nắng) so với da không được bảo vệ.
Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh. SPF liên quan đến lượng ánh nắng mà da tiếp xúc. Lượng ánh nắng mà da tiếp xúc sẽ phụ thuộc:
- Thời gian tiếp xúc và cường độ ánh nắng tại thời gian đó
- Type da của mỗi người: người da sáng màu sẽ hấp thụ ánh nắng nhiều hơn người da tối màu
- Lượng kem chống nắng được thoa
- Tần suất thoa lặp lại kem chống nắng
Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất hiện nay là 15 và cao nhất là 100.
Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ lọc được khoảng 93,4% tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tỷ lệ cho thấy sự khác biệt về khả năng lọc tia không đáng kể giữa các chỉ số SPF 15-50. Và thực tế là kem chống nắng SPF 30 thoa đúng cách sẽ bảo vệ tốt hơn kem chống nắng SPF 50 thoa quá mỏng hoặc không đủ thường xuyên.
*Thông tin "Chỉ số SPF là gì" trên chỉ mang tính chất tham khảo
Chỉ số SPF là gì? Người bán kem chống nắng sai chỉ số SPF bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Người bán kem chống nắng sai chỉ số SPF bị phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
...
Theo đó, kem chống nắng sai chỉ số SPF có giá trị sử dụng không đúng với giá trị sử dụng đã công bố hoặc đăng ký nên kem chống nắng sai chỉ số SPF có thể được liệt kê vào danh mục hàng giả.
Người bán kem chống nắng sai chỉ số SPF (hàng giả) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả, được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
(1) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
(2) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Làm chết người
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng
- Buôn bán qua biên giới
- Tái phạm nguy hiểm.
(3) Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội trong các trường hợp sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên
- Làm chết 02 người trở lên
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đồng thời, người bán kem chống nắng sai chỉ số SPF (hàng giả) còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng, được quy định cụ thể tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
(1) Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
(2) Bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu phạm tội trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là gì?
Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 4 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
- Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
- Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nghị quyết 198: Các địa phương có được sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ thu hồi đất, bồi thường, tái định cư không?
- Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm từ ngày 01/7/2025 bao gồm những gì?
- Tổng hợp cách tính tiền trợ cấp Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định mới về tinh giản biên chế khi nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc?
- Thủ tục báo cáo biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng thuộc lĩnh vực quản lý thuế năm 2025?
- Mẫu báo cáo đầu tư, mua sắm tài sản cố định công ty trong 6 tháng đầu năm? Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào?