Dựa trên quy định pháp luật hiện hành để tiến hành giải đáp các thắc mắc: Trường hợp được xem là trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2025? Và quy định xử phạt nếu vi phạm.
>> Trường hợp được xem là chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2025?
>> Đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/7/2025 có được rút BHXH một lần?
Bài viết này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin giải đáp:“Trường hợp được xem là trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2025?”, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, quy định về trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động vi phạm các trường hợp mà pháp luật quy định để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, quy định các trường hợp được xem là trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định.
- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng hoặc ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc.
- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc.
- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp:“Trường hợp được xem là trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2025?”.
![]() |
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 |
Trường hợp được xem là trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/7/2025?
(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2020/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt so với cá nhân.