Người lao động tự nộp hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH khi công ty tạm ngừng hoạt động có được không? Công ty không chốt sổ BHXH cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Thử việc có bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ tiết c, điểm 6.3, khoản 6, Mục II, Phần B quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2777/QĐ-BHXH như sau:
B. CẤP VÀ QUẢN LÝ SỔ BHXH, THẺ BHYT
…
II. Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
…
6. Xác nhận thời gian tham gia BHXH một số trường hợp
…
6.3. Trình tự thực hiện
…
c) Đối với đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản; phá sản, giải thể; ngừng giao dịch, không tồn tại, chủ bỏ trốn còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN
- Người lao động có đơn đề nghị chốt sổ BHXH, công văn của chủ sử dụng lao động (đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể) chỉ xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đóng BHXH, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
- Cán bộ chuyên quản thu của cơ quan BHXH lập tờ trình xin ý kiến phê duyệt của Giám đốc BHXH huyện trước khi thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động
…
Như vậy, trong trường hợp công ty tạm ngừng hoạt động nếu người lao động có đơn/công văn của công ty đề nghị chốt sổ BHXH thì cơ quan BHXH vẫn giải quyết chốt sổ cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động không được tự nộp hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Người lao động tự nộp hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH được không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị phạt theo một trong các mức sau đây:
- Từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Từ 4 triệu đồng đồng đến 10 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Từ 10 triệu đồng đồng đến 20 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
- Từ 20 triệu đồng đồng đến 30 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
- Từ 30 triệu đồng đồng đến 40 triệu đồng đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, công ty còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động (theo điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Tờ rời BHXH là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp đã được người sử dụng lao động nộp đủ tiền.
Tờ rời BHXH có 02 dạng: Tờ rời BHXH hàng năm và tờ rời BHXH chốt sổ.
Sổ BHXH và tờ rời BHXH là 2 loại giấy tờ mà doanh nghiệp phải gửi cho cơ quan BHXH khi làm thủ tục chốt sổ BHXH. Do vậy, nếu mất tờ rời BHXH, doanh nghiệp sẽ không thể hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động.
>> Xem chi tiết tại: Tờ rời BHXH là gì? Không có tờ rời BHXH có chốt sổ được không?
>> Xem thêm: Thời gian công ty chốt sổ BHXH bao lâu?