Kinh doanh bảo hiểm là gì? Có mấy loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2025? Nhà nước quy định như thế nào về chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
>> DN không phải đóng BHXH cho người lao động nước ngoài trong trường hợp nào?
>> Có phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ làm việc sau tuổi nghỉ hưu?
Căn cứ và khoản 2 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 giải thích cụ thể “Kinh doanh bảo hiểm là gì?” như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
…
Như vậy, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp có chức năng cung cấp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra rủi ro theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
![]() |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
![]() |
Danh sách 350 Bảo hiểm xã hội cấp huyện từ ngày 01/4/2025 |
![]() |
File Excel tính tiền bảo hiểm xã hội một lần năm 2025 theo hệ số trượt giá mới nhất |
Kinh doanh bảo hiểm là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
…
Như vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2025 bao gồm: kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Căn cứ Điều 5 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
Điều 5. Chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầu tư trở lại nền kinh tế, tái đầu tư, xây dựng thị trường bảo hiểm.
4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đối với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm vi mô và các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh, xã hội.
Bộ Tài chính ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP ngày 20/3/2025 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2025) bổ sung điểm p khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Xem chi tiết tại: Thời điểm lập hóa đơn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm từ ngày 01/6/2025?
Trên đây là giải đáp thắc mắc về “Kinh doanh bảo hiểm là gì? Có mấy loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2025?”. Xem thêm: Ngân hàng thương mại có được kinh doanh bảo hiểm không?
Thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được quy định thế nào?