Đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/7/2025 thì sau này có được rút BHXH một lần hay không? Từ ngày 01/7/2025 trường hợp nào được rút BHXH một lần?
>> Các chế độ BHXH nào bị ảnh hưởng khi chuyển sang mức tham chiếu từ ngày 01/7/2025?
>> Từ ngày 01/7/2025, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được hưởng chế độ thai sản không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014), người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các trường hợp được rút BHXH một lần từ ngày 01/7/2025 như sau:
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
e) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Theo đó, người lao động bắt đầu tham gia bao hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần trừ các trường hợp như: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH; ra nước ngoài định cư, mắc bệnh nặng như ung thư,.. suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, khuyết tật đặc biệt nặng.
Do đó, những người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/7/2025 chỉ cần sau một năm nghỉ việc mà không tham gia BHXH và thời gian đã đóng dưới 20 năm thì vẫn được rút BHXH một lần.
Như vậy, nếu đã đóng BHXH trước ngày 1/7/2025 mà chưa rút kể cả đóng BHXH tự nguyện hay BHXH bắt buộc thì vẫn được rút BHXH một lần.
Tóm lại, đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/7/2025 thì sau này vẫn sẽ được rút BHXH một lần.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về: Đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/7/2025 có được rút BHXH một lần hay không?”.
![]() |
File Excel tính tiền bảo hiểm xã hội một lần năm 2025 theo hệ số trượt giá mới nhất |
Đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/7/2025 vẫn được rút BHXH một lần
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2025 được tính theo công thức sau:
Mức đóng/tháng |
= |
22% |
x |
Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện |
- |
Mức nhà nước hỗ trợ đóng |
Trong đó:
- Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 1,5 triệu đồng/tháng và cao nhất là 46.800.000 đồng/tháng.
Mức nhà nước hỗ trợ đóng tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm:
TT |
Đối tượng |
% Hỗ trợ |
Số tiền hỗ trợ năm 2025 (đồng) |
1 |
Hộ nghèo |
30% |
1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 |
2 |
Hộ cận nghèo |
25% |
1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 |
3 |
Khác |
10% |
1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 |
Ví dụ minh họa: Bạn không thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo và chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức thu nhập 05 triệu đồng/tháng thì bạn sẽ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với số tiền là = 22% X 05 triệu – 33.000 = 1.067.000 đồng.
>> Xem chi tiết tại bài viết: Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2025 bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đối tượng đóng BHHX tự nguyện như sau:
4. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
a) Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
b) Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này.
Như vậy, người lao động đi làm thì công ty sẽ có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Khi tham gia BHXH bắt buộc thì bạn sẽ phải ngừng tham gia BHXH tự nguyện bởi mỗi người lao động chỉ có thể có một sổ BHXH duy nhất và thời gian đóng BHXH không được trùng nhau.
Thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện trước đây sẽ được cơ quan BHXH bảo lưu, làm căn cứ để giải quyết chế độ hưu trí và tử tuất sau này.