Công ty chứng khoán có được phép chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản chứng quán của khách hàng không? Công ty chứng khoán quản lý chứng khoán của khách hàng như thế nào?
>> Trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
>> KRX là gì? Hệ thống KRX khi nào vận hành?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 17 Thông tư 121/2020/TT-BTC, quy định về việc mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng như sau:
Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.
Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:
- Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;
- Các trường hợp thanh toán khác của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng nhà đầu tư. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ xác định rõ số dư tại mọi thời điểm của từng khách hàng và cung cấp sao kê chi tiết số dư tiền của từng khách hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không còn nghĩa vụ phải trả đối với công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.
Như vậy theo quy định trên, công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng. Thay vào đó, khách phải hàng tự mình thực hiện việc chuyển tiền của mình. Việc cấm này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tránh các rủi ro gian lận hoặc sai sót trong quá trình chuyển tiền. Giúp duy trì sự minh bạch trong các giao dịch tài chính và ngăn chặn các hành vi không hợp pháp.
![]() |
File Word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 18/03/2025] |
Công ty chứng khoán có được phép chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản chứng quán của khách hàng không
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 121/2020/TT-BTC, quản lý chứng khoán của khách hàng đối với chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tập trung như sau:
a) Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng với chứng khoán thuộc sở hữu của công ty chứng khoán;
b) Công ty chứng khoán phải thực hiện tái ký gửi chứng khoán của khách hàng vào Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng;
d) Việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán thực hiện theo lệnh của khách hàng và theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 121/2020/TT-BTC, quản lý chứng khoán của khách hàng đối với chứng khoán chưa được đăng ký lưu ký tập trung như sau:
Đối với chứng khoán chưa được đăng ký lưu ký tập trung, công ty chứng khoán được đăng ký và lưu ký chứng khoán của khách hàng tại công ty chứng khoán theo hợp đồng ký kết với khách hàng và theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.