Tra cứu Thuật ngữ pháp lý

STTThuật ngữMô tảNguồn 
102 Ngân sách huyện Bao gồm các nguồn vốn sau: a. Vốn phân bổ chi đầu tư phát triển hàng năm cho các huyện theo quyết định phân chia các khoản thu, nhiệm vụ chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương. b. Vốn hỗ trợ đầu tư có mục tiêu của ngân sách tỉnh giao cho cấp huyện trực tiếp phân bổ cho các dự án, công trình theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. c. Vốn hỗ trợ đầu tư có mục tiêu của ngân sách Trung ương hỗ trợ được xác định cụ thể theo địa bàn hành chính cấp xã, ngân sách của tỉnh giao trực tiếp cho cấp huyện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. d. Vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển của cấp huyện. đ. Các khoản đóng góp tự nguyện, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước để đầu tư cho các dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý. 4170/2011/QĐ-UBND Tỉnh Quảng Ninh
103 Ngân sách huyện, thị xã, thành phố Bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn thuộc huyện 4170/2011/QĐ-UBND Tỉnh Quảng Ninh
104 Ngân sách Nhà nước
Hết hiệu lực
là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước 47-L/CTN
104 Ngân sách Nhà nước
Hết hiệu lực
là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 47-L/CTN
105 Ngân sách tỉnh Bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 4170/2011/QĐ-UBND Tỉnh Quảng Ninh
106 Ngành chủ quản Là cơ quan, tổ chức được pháp luật của mỗi Bên quy định chức năng và quyền hạn giải quyết các vấn đề được quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa Khongso-01
107 Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo. 08/2012/QH13
108 Ngành mây tre là tên gọi chung của ngành nghề sản xuất các loại hàng hóa sử dụng nguyên, vật liệu từ các loài mây, tre bao gồm các hoạt động từ tạo nguyên liệu đến khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre. 11/2011/QĐ-TTg
109 Ngành nghề có liên quan
Hết hiệu lực
Là ngành nghề phụ trợ hoặc phái sinh từ ngành nghề kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thế của ngành nghề kinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính 101/2009/NĐ-CP
110 Ngành nghề không liên quan
Hết hiệu lực
Là ngành nghề không phái sinh hoặc phát triển từ ngành nghề kinh doanh chính hoặc từ ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính 101/2009/NĐ-CP
111 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Hết hiệu lực
Là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp 101/2009/NĐ-CP
112 Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Hết hiệu lực
Là ngành nghề phụ trợ hoặc phái sinh từ ngành nghề kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thế của ngành nghề kinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh doanh chính 101/2009/NĐ-CP
113 Ngành nghề kinh doanh không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Hết hiệu lực
Là ngành nghề không phái sinh hoặc phát triển từ ngành nghề kinh doanh chính hoặc từ ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính 101/2009/NĐ-CP
114 Ngành nghề nông thôn
Hết hiệu lực
Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn, gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn 36/2011/QĐ-UBND
115 Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hết hiệu lực
Bao gồm các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn 2238/QĐ-BNN-KH
116 Ngành nông nghiệp và PTNT
Hết hiệu lực
Bao gồm các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn 2239/QĐ-BNN-KH
117 Ngành sản xuất
Hết hiệu lực
là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất cùng một nhóm sản phẩm thuộc phân ngành cấp 2 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ). 04/2014/TT-BKHCN
118 Ngành sản xuất trong nước
Hết hiệu lực
là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này không nhập khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp. 22/2004/PL-UBTVQH11
119 Ngành Thống kê bao gồm cơ quan Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cụm từ này có thể được gọi tắt là “Ngành”, hoặc gọi tương đương là “Tổng cục Thống kê” hay ngắn gọn là “Tổng cục”. 504/2006/QĐ-TCTK
120 Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành 85/2006/QĐ-UBND Tỉnh Đồng Nai

« Trước1234567891011121314151617181920Tiếp »

Đăng nhập


DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.112.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!