Vi phạm hành chính về hóa đơn và vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn là gì?
Vi phạm hành chính về hóa đơn và vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP giải thích vi phạm hành chính về hóa đơn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn
1. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi vi phạm quy định về hóa đơn do tổ chức, cá nhân thực hiện mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn là vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên.
Đồng thời theo điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn là một trong những tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Vi phạm hành chính về hóa đơn và vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn là gì? (Hình từ Internet)
Ai là người bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.
b) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
...
Như vậy, người bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn bao gồm:
- Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
- Tổ chức, cá nhân được người nộp thuế ủy quyền có hành vi vi phạm.
- Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về hóa đơn.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải được gửi cho ai, trình bày rõ các nội dung gì?
- Khi nào Kiểm toán viên nhà nước bị miễn nhiệm theo quy định?
- Khi nào người nộp thuế bị Cơ quan Thuế kiểm tra đột xuất không phải lập kế hoạch?
- Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu?
- Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu nào? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn năm 2024 sử dụng mẫu nào?
- Thu nhập từ việc người lao động làm thời vụ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Có được nhận hộ tiền lương hưu hay không? Tiền lương hưu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi nào?
- Cấu trúc mã số thuế cá nhân như thế nào? Chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong các trường hợp nào?
- Miễn phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp trong các tường hợp nào?