Thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp?
Thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Theo quy định trên, thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
+ Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
+ Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán nội bộ phải được gửi cho aì?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được gửi kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp.
- Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
- Làm việc vào ban đêm trong ngày Tết Dương lịch 2025 được hưởng lương bao nhiêu? Có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
- Đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với báo cáo tài chính được quy định ra sao theo Thông tư 200?
- Hướng dẫn tính thuế TNCN 2025 cho 3 đối tượng nộp thuế cụ thể?
- Doanh nghiệp phá sản sẽ thanh toán cho người lao động những khoản nào?
- Lịch nộp thuế, báo cáo thuế tháng 01/2025 cần lưu ý? Thời gian nộp thuế điện tử như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không?
- Từ 01/7/2025 trợ cấp thai sản được quy định như thế nào? Tiền trợ cấp thai sản có phải chịu thuế TNCN không?
- 03 phương thức giám sát hải quan được quy định như thế nào?
- Tài khoản 3335 theo Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân có được cung cấp thông tin về thời hạn xử lý hồ sơ hoàn thuế hay không?