Nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên là những loại nước nào? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên là những loại nước nào? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên là những loại nước nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 68 Luật Tài nguyên nước 2023 về thuế, phí về tài nguyên nước:

Thuế tài nguyên được áp dụng đối với nước thiên nhiên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.

Đối chiếu với quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.

Nước biển làm mát máy quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Trường hợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn về môi trường thì xử lý theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 45/2022/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên là những loại nước nào? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên là những loại nước nào? Mức thuế suất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức thuế suất thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên là bao nhiêu?

Mức thuế suất thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13, cụ thể như sau:

BIỂU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN

STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

V

Nước thiên nhiên


1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

10

2

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

5

3

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại Điểm 1 và Điểm 2 Nhóm này


3.1

Sử dụng nước mặt


a

Dùng cho sản xuất nước sạch

1

b

Dùng cho Mục đích khác

3

3.2

Sử dụng nước dưới đất


a

Dùng cho sản xuất nước sạch

5

b

Dùng cho Mục đích khác

8

09 Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra?

09 Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra được quy định tại Điều 3 Luật Tài nguyên nước 2023, cụ thể như sau:

Nguyên tắc 1. Bảo đảm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; bảo đảm an ninh nguồn nước để mọi người dân được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý.

Nguyên tắc 2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Nguyên tắc 3. Quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn.

Nguyên tắc 4. Bảo vệ tài nguyên nước phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ số lượng, chất lượng nước; bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng gắn liền với bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy, chức năng nguồn nước.

Nguyên tắc 5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được kê khai, đăng ký, cấp phép, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, theo phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước và phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước; bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả.

Nguyên tắc 6. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải phù hợp với quy luật, điều kiện tự nhiên; văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng; cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên tắc 7. Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực; kết hợp giữa khoa học, công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm truyền thống và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Nguyên tắc 8. Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng, chức năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, không vượt quá ngưỡng khai thác nước dưới đất và phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

Nguyên tắc 9. Bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thuế tài nguyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nước thiên nhiên chịu thuế tài nguyên là những loại nước nào? Mức thuế suất là bao nhiêu?
Pháp luật
Giá tính thuế tài nguyên khi khai thác gỗ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dầu thô là gì? Dầu thô có thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Đánh thuế tài nguyên lên khoáng sản kim loại hay không kim loại?
Pháp luật
Sản lượng tài nguyên khai thác tồn kho có phải khai thuế tài nguyên hay không?
Pháp luật
Mức thuế suất thuế tài nguyên phải chịu khi khai thác đá là bao nhiêu?
Pháp luật
Khai thác yến sào thiên nhiên có phải đóng thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Giá tính thuế tài nguyên được xác định như thế nào? Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên?
Pháp luật
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì ai là người nộp thuế tài nguyên?
Pháp luật
Giá tính thuế tài nguyên đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường như thế nào?
Phan Thanh Thảo
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch