Những trường hợp nào được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu?
Những trường hợp nào được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC về những trường hợp nào được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
- Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
- Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
Lưu ý: Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Những trường hợp nào được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC về điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT như sau:
Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT
1. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
2. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
3. Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, để được hoàn thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định cần đáp ứng các điều kiện như:
- Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hóa tại đâu?
Theo Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nơi nộp thuế như sau:
Nơi nộp thuế
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
…
Như vậy, thông thường người nộp thuế sẽ kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp có cơ sở sản xuất phụ thuộc tại địa phương khác với trụ sở chính, họ phải nộp thuế tại cả nơi sản xuất và trụ sở chính.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động bán hàng vãng lai hoặc cơ sở sản xuất ở tỉnh khác, sẽ nộp thuế GTGT theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu tại nơi có hoạt động phát sinh, không cần nộp tại trụ sở chính cho phần doanh thu này…
- Mẫu đơn về việc đề nghị giảm tiền chậm nộp thuế TNDN theo Nghị định 91 là mẫu nào?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh đối với cha mẹ đẻ?
- Từ 05/01/2025, mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sử dụng mẫu nào?
- Chủ xe máy điện có cần nộp lệ phí trước bạ hay không? Mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy điện là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có được sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không?
- Trường hợp nào được miễn thuế tài nguyên?
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh đối với cá nhân kinh doanh là ở đâu?
- Thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam của người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh?
- Ban hành 43 chuẩn mực kiểm toán mới nhất năm 2025?
- Xuất nhiều hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày nhưng tổng giá trị trên 20 triệu thì chỉ được khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán nào?