Những loại than đá nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường? Mức thuế đối với than đá hiện nay là bao nhiêu?
Những loại than đá nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, những loại than đá thuộc diện phải chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó:
- Than nâu: là loại than có độ carbon thấp (khoảng 25-35%) và độ ẩm cao. Được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp và làm nhiên liệu cho các lò hơi, cũng như trong sản xuất than cốc.
- Than mỡ: Là loại than có độ carbon trung bình (khoảng 75-85%) và chứa nhiều chất hữu cơ. Thường được sử dụng để sản xuất than cốc và trong ngành công nghiệp hóa chất.
- Than an-tra-xít (antraxit): là loại than có độ carbon cao nhất (khoảng 86-97%) và ít tạp chất, độ ẩm rất thấp. Được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp và làm nhiên liệu cho các lò hơi, cũng như trong sản xuất than cốc.
- Than đá khác: thuật ngữ này có thể chỉ các loại than khác ngoài ba loại đã nêu.
Như vậy, các loại than nâu, than mỡ, than an-tra-xít và một số loại than đá khác là đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Những loại than đá nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường? Mức thuế đối với than đá hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức thuế đối với than đá hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào Biểu khung thuế được quy định tại Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 được hướng dẫn bởi Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, mức thuế tuyệt đối đối với than đá hiện nay được quy định như sau:
- Than nâu: 15.000 đồng/tấn;
- Than an-tra-xít: 30.000 đồng/tấn;
- Than mỡ: 15.000 đồng/ tấn;
- Các loại than đá khác: 15.000 đồng/tấn.
Như vậy, mức thuế bảo vệ môi trường đối với than đá hiện nay được quy định khá linh hoạt, tùy thuộc vào từng loại than.
Cách tính thuế bảo vệ môi trường như thế nào?
Theo Điều 6 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, thuế bảo vệ môi trường căn cứ theo số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.
Theo Điều 7 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, công thức tính thuế bảo vệ môi trường là:
Thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối
Trong đó, số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế chỉ tính cho số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch trong nhiên liệu hỗn hợp
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, được hướng dẫn thi hành tại Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC, thời điểm tính thuế như sau:
Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Theo đó, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
- Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 điều này.
- Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
- Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Khai man chứng từ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khác nhau như thế nào?
- Ủy quyền quyết toán thuế TNCN là gì? Mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN mới nhất 2025?
- Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?
- Đất vườn có phải là đất nông nghiệp không? Chuyển đổi từ đất vườn lên đất ở nộp lệ phí trước bạ áp dụng mức bao nhiêu?
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế từ 01/07/2025?
- Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
- Nguyên tắc chung về xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ được quy định như thế nào?
- Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?