Nếu không có đơn đề nghị, người cao tuổi có được xem xét miễn án phí không?
Ai có thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, về thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí quy định như sau:
Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.
3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.
4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
6. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.
Như vậy, theo quy định như trên, thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công là người có thẩm quyền xem xét đơn nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
Người cao tuổi có được miễn án phí không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009, quy định người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, quy định về miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cụ thể như:
Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
...
đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này.
3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.
Như vậy, từ các quy định trên, người cao tuổi được miễn đóng án phí.
Ngoài ra, đối với các yêu cầu giải quyết về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo từng trường hợp mà luật quy định thì người cao tuổi cũng được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án.
Nếu không có đơn đề nghị, người cao tuổi có được xem xét miễn án phí không? (Hình từ Internet)
Nếu không có đơn đề nghị, người cao tuổi có được xem xét miễn án phí không?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, quy định về hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết này phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
2. Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
Theo đó, để được miễn tiền án phí phải thỏa mãn điều kiện là người cao tuổi và phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm án phí.
Như vậy, người cao tuổi nếu không có đơn đề nghị nộp cho Tòa án kèm các tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được miễn án phi thì sẽ không được xem xét miễn án phí.
- Công chức thuế có được chuyển qua làm Kiểm toán nhà nước không?
- Những người nào không được đăng ký hành nghề kiểm toán?
- Muốn buôn bán thuốc thú y thì cần điều kiện gì? Cơ sở bán thuốc thú y có phải nộp lệ phí môn bài hay không?
- Hóa đơn điện tử tài sản công được quy định như thế nào?
- Tiền mua vé máy bay cho người lao động nước ngoài về phép có tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Đơn vị tổ chức liveshow ca nhạc có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Thu nhập phát sinh từ đồng tiền Bitcoin có phải nộp thuế TNCN không?
- Việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định như thế nào?
- Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì?
- Nếu không có đơn đề nghị, người cao tuổi có được xem xét miễn án phí không?