Thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Cho tôi hỏi thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH? - Câu hỏi anh M (TPHCM).

Thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Căn cứ theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định thiết bị nâng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như sau:

- Thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng, và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định theo trình tự luật định.

- Trong quá trình kiểm định, các tổ chức kiểm định và đơn vị quản lý sử dụng thiết bị nâng phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật an toàn thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Các thiết bị nâng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem theo quy định.

Đồng thời, căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thiết bị nâng chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau:

- Có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc;

- Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thiết bị nâng nhập khẩu phải có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan;

- Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì việc đảm bảo các đặc tính kỹ thuật là của hãng thiết bị nâng đứng tên.

Thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Các thiết bị nâng nào cần đảm bảo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?

Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:

1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại thiết bị nâng thông dụng sau:
1.1.1. Cần trục kiểu cần: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục đường sắt, cần trục công xôn, cần trục máy xúc.
1.1.2. Cầu trục và cổng trục các loại.
1.1.3. Máy nâng:
1.1.3.1. Xe tời chạy theo ray trên cao;
1.1.3.2. Pa lăng điện;
1.1.3.3. Tời điện;
1.1.3.4. Pa lăng tay, tời tay;
1.1.3.5. Máy nâng xây dựng có dùng cáp.
1.1.4. Các loại bộ phận mang tải.
1.1.5. Quy chuẩn này không áp dụng cho những thiết bị nâng sau:
1.1.5.1. Các loại máy xúc;
1.1.5.2. Các thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích;
1.1.5.3. Xe nâng hàng;
1.1.5.4. Thang máy;
1.1.5.5. Các thiết bị nâng được lắp đặt trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và trên các công trình biển.

Như vậy, các thiết bị nâng thông dụng là thang máy thì cần phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động theo quy định pháp luật.

Điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với thiết bị nâng trong nước là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thiết bị nâng.
3.1. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thiết bị nâng chế tạo trong nước
Các thiết bị nâng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải có:
3.1.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật gốc;
3.1.2. Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy (theo các phương thức đánh giá sự phù hợp: Phương thức 7 nếu thiết bị nâng được chế tạo theo lô hoặc phương thức 8 nếu thiết bị nâng được chế tạo đơn chiếc quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ);
3.1.3. Gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
3.1.4. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, đối với các thiết bị nâng trong nước để đảm bảo an toàn lao động cần đảm bảo đáp ứng được 4 điều kiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH nêu trên.

Hồ sơ kỹ thuật gốc của thiết bị nâng bao gồm những gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1.3.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định hồ sơ kỹ thuật gốc của thiết bị nâng bao gồm như sau:

- Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén; bản tính độ bền và độ ổn định của thiết bị nâng hoặc lý lịch của chúng;

- Bản vẽ tổng thể thiết bị nâng có ghi các kích thước và thông số chính;

- Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn;

- Bản vẽ các kết cấu kim loại;

- Bản vẽ lắp các cụm kết cấu của thiết bị nâng, sơ đồ mắc cáp;

- Quy trình chế tạo các bộ phận đặc biệt;

- Quy trình kiểm tra và thử tải;

- Hướng dẫn lắp ráp và vận hành an toàn.

An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tại nơi làm việc thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty có phải hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ cử người giám sát thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Lao động tiền lương
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải làm gì để cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thế nào về an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Để bảo đảm an toàn lao động khi cấp dỡ tải đối với toa xe trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn lao động
4,662 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào